Hướng dẫn cách tính thuế đất nông nghiệp

Cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp
Bạn đang thắc mắc về những khoản thuế, phí đất phải nộp cho cơ quan nhà nước đã đúng hay chưa? Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, Luật Quang Huy đã triển khai thêm Tổng đài tư vấn Luật thuế. Nếu bạn cần Luật sư hỗ trợ vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Khi sử dụng đất nông nghiệp, ngoài tiền sử dụng đất, người dân phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Vậy thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì? Thủ tục nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện như thế nào? Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn đọc các vấn đề trên theo quy định của pháp luật hiện hành.


1. Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất được xác định là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt và chăn nuôi, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt vẽ chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác gồm:
  • Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
  • Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
  • Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
  • Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế gián thu được đánh vào việc sử dụng đối với mục đích sản xuất nông nghiệp.


3. Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). Hộ được giao quyền sử dụng đất mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử đất nông nghiệp. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm: đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất có rừng trồng.

Căn cứ Điều 1 Nghị định 74-CP năm 1993, tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, gồm:

  • Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân.
  • Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã.
  • Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm: nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

4. Đối tượng không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đối tượng không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định Luật đất đai 2013 bao gồm:

  • Đất có rừng tự nhiên hay chính là các rừng nguyên sinh không bị tác động của con người.
  • Đất trồng cỏ tự nhiên như tại một số cao nguyên.
  • Đất dùng để ở, loại đất này sẽ phải chịu một loại thuế khác.
  • Đất chuyên dùng, đây là một loại đất đặc biệt.
Cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp
Cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

5. Các trường hợp được miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

5.1. Trường hợp miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Theo quy định tại các văn bản hiện hành thì quy định miễn thuế đất nông nghiệp bao gồm:

  • Miễn thuế cho các loại đất sử dụng với mục đích đặc biệt như đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
  • Miễn thuế đối với đất khai hoang không được chỉ định để sản xuất tại khoản 1 Điều này như: Cây hàng năm: 5 năm; chỉ áp dụng đối với đất canh tác có núi, đầm và đại dương: 7 năm; Trồng cây lâu năm: Miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản, miễn thuế 3 năm kể từ ngày thu hoạch. Đặc biệt đối với khu vực miền núi, đầm lầy, đất bị xói mòn thì phải cộng thêm 6 năm. Đối với cây gỗ, cây lâu năm chỉ khai thác một lần thì chỉ phải nộp thuế khi khai thác.
  • Đất chuyển cây lâu năm sang trồng mới và đất chuyển cây hàng năm sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả được miễn: trong thời gian xây dựng và không quá ba năm kể từ ngày thu hoạch.
  • Miễn thuế đối với đất khai hoang được đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước
  • Trường hợp thiên tai, dịch bệnh làm thiệt hại mùa màng thì được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 40% trở lên theo từng vụ sản xuất.
  • Theo quy định của pháp luật, miễn thuế cho nông dân sản xuất, sinh sống khó khăn ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo.
  • Miễn thuế cho nông dân là người dân tộc thiểu số có đủ điều kiện nhưng khó khăn trong sản xuất và sinh sống.
  • Những người tàn tật, người già và nông dân không nơi nương tựa được miễn thuế.
  • Thương binh hạng 1/4 và 2/4, bệnh binh hạng 1/3 và 2/3 người nộp thuế được miễn thuế.
  • Người nộp thuế là gia đình liệt sĩ sẽ được miễn thuế nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 107/2020/QH14 về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24.11.2010 đã được sửa đổi bởi Nghị quyết 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016. Theo đó, kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2025 đối với các đối tượng sau đây:

  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối.
  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ nghèo.
  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây:
  • Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển quyền sử dụng đất;
  • Hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã.
  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.

5.2. Trường hợp được giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

Các trường hợp được giảm thuế đất nông nghiệp theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

  • Trường hợp thiên tai, dịch bệnh làm thiệt hại mùa màng thì nộp thuế theo từng vụ sản xuất và theo từng mức độ thiệt hại để giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Đối với thiệt hại từ 10% đến dưới 20% thì được giảm, miễn thuế tương ứng với mức độ thiệt hại; Thiệt hại giảm từ 20% đến dưới 30% thì giảm 60% thuế; Mức bồi thường thiệt hại giảm từ 30% đến dưới 40% thì được giảm 80% thuế.
  • Chủ trương điều kiện theo luật định, giảm thuế cho nông dân vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, những nông dân còn nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống.
  • Giảm thuế cho nông dân là người dân tộc thiểu số còn khó khăn, có điều kiện sản xuất và sinh hoạt đáp ứng yêu cầu của pháp luật.
  • Giảm thuế cho thương binh, bệnh binh, không được miễn thuế nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Cũng tại Nghị quyết số 55/2010/QH12, các điều kiện được giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

  • Nếu vượt hạn mức giao đất nông nghiệp nhưng không vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì được giảm 50% thuế đất nông nghiệp hàng năm. đoạn thứ ba của bài viết này.
  • Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp 100%.
  • Đối với diện tích đất nông nghiệp được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác: Thuế đất nông nghiệp hàng năm đối với đất nông nghiệp giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác được Nhà nước giảm hoặc miễn 50% để sản xuất.
  • Đối với diện tích đất nông nghiệp được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đối tượng khác quản lý nếu không trực tiếp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. giao cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo hợp đồng sản xuất nông nghiệp thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai; trường hợp nhà nước chưa thu hồi đất thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp.

6. Cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Thuế đất nông nghiệp được tính theo công thức sau:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích x Hạng đất x Định thuế suất

Theo Điều 5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 có quy định căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: Diện tích; Hạng đất; Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Cụ thể như sau:

Diện tích đất tính thuế đất nông nghiệp:

  • Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.”
  • Theo đó, diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính của Nhà nước hoặc diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Diện tích đất tính thuế gồm diện tích thực tế sử dụng kể cả bờ xung quanh của từng thửa ruộng, đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất, không kể phần bờ dùng cho giao thông nội đồng hoặc dùng chung cho từ một cánh đồng trở lên.
  • Đối với các nông trường trạm trại quốc doanh diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng phù hợp với luận chứng kinh tế – kĩ thuật được duyệt và thực tế địa hình.

Hạng đất:

  • Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng.
  • Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố:
  • Chất đất
  • Độ phì nhiêu của đất, thích hợp với từng loại cây trồng
  • Vị trí: là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm.
  • Địa hình: là độ bằng phẳng, dốc, trũng hoặc ngập úng của mảnh đất.
  • Các yếu tố khác: khí hậu, thời tiết; điều kiện tưới tiêu, năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của năm năm.

Định suất thuế: Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất. Ví dụ: Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3; bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6.


7. Hồ sơ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Hồ sơ khai thuế là Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp đính kèm Thông tư số 80/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

  • Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho tổ chức theo mẫu số 01/SDNN;
  • Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho hộ gia đình, cá nhân theo mẫu số 02/SDNN;
  • Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho khai thuế đối với đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần theo mẫu số 03/SDNN.

8. Thủ tục nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ được chuẩn bị theo mẫu tờ khai nêu trên.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Người nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế sử dụng đất nông nghiệp cho chi cục thuế nơi có đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trường hợp người nộp thuế ở xa Chi cục Thuế thì liên hệ với Đội thuế xã, phường để nhận tờ khai và kê khai, nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp cho Đội thuế xã, phường, thị trấn.

Thời hạn nộp hồ sơ:

  • Đối với tổ chức, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm.
  • Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đã thuộc diện chịu thuế và có trong sổ của cơ quan thuế từ năm trước thì không phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp của năm tiếp theo
  • Trường hợp nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích trồng cây lâu năm thu hoạch một lần, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là mười ngày kể từ ngày thu hoạch.
  • Trường hợp trong năm có phát sinh tăng, giảm diện tích chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là mười ngày kể từ ngày phát sinh tăng, giảm diện tích đất.
  • Trường hợp được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp cùng giấy tờ liên quan đến việc miễn thuế, giảm thuế của năm đầu tiên và năm tiếp theo năm hết thời hạn miễn thuế, giảm thuế.

Bước 3. Nộp thuế

Dựa trên tờ khai thuế mà các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nộp, Chi cục thuế ra thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Thời hạn ra thông báo này là như sau:

  • Chậm nhất là ngày 15 tháng 4 đối với Thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp của kỳ nộp thứ nhất trong năm; thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 1 tháng 5.
  • Chậm nhất là ngày 15 tháng 9 đối với Thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp của kỳ nộp thứ hai trong năm; thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 1 tháng 10.
  • Trường hợp nhận hồ sơ khai thuế bổ sung sau ngày đã ra thông báo thuế, cơ quan thuế ra thông báo nộp thuế theo hồ sơ khai bổ sung chậm nhất là mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khai thuế.
  • Trường hợp địa phương có mùa vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp không trùng với thời hạn nộp thuế quy định tại điểm này thì chi cục thuế được phép lùi thời hạn thông báo nộp thuế và thời hạn nộp thuế không quá ba mươi ngày so với thời hạn quy định tại điểm này. Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu nộp thuế một lần cho toàn bộ số thuế sử dụng đất nông nghiệp cả năm thì người nộp thuế phải thực hiện nộp tiền thuế theo thời hạn của kỳ nộp thứ nhất trong năm.

Địa điểm nộp thuế là khác nhau đối với các đối tượng khác nhau, cụ thể là:

  • Kho bạc Nhà nước đối với những nơi cơ quan thuế phối hợp với cơ quan kho bạc Nhà nước tổ chức thu thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp;
  • Chi Cục thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế hoặc Đội thuế phường, xã;
  • Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế sử dụng đất nông nghiệp;
  • Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm cho người nộp thuế nộp tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp vào Ngân sách Nhà nước thuận lợi và kịp thời.

Người nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Cơ quan thuế cấp chứng từ và hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.

Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt:

  • Trường hợp người nộp thuế đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu.
  • Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt tại cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế: các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

Người nộp thuế cũng có thể nộp thuế bằng chuyển khoản.


9. Thời hạn nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

  • Thời hạn nộp thuế lần đầu: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế.
  • Từ năm thứ hai trở đi, người nộp thuế được chọn nộp tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp một lần hoặc hai lần trong năm. Trường hợp người nộp thuế chọn nộp thuế một lần trong năm thì thời hạn nộp thuế là ngày 31.5.
  • Trường hợp người nộp thuế chọn nộp thuế hai lần trong năm thì thời hạn nộp thuế cho từng kỳ như sau: kỳ thứ nhất nộp 50% chậm nhất là ngày 31.5; kỳ thứ hai nộp đủ phần còn lại chậm nhất là ngày 31.10.
  • Thời hạn nộp thuế đối với hồ sơ khai điều chỉnh chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế.
  • Trường hợp địa phương có mùa vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp không trùng với thời hạn nộp thuế quy định tại khoản này thì cơ quan thuế được phép lùi thời hạn nộp thuế không quá 60 ngày so với thời hạn quy định tại khoản này.

10. Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai 2013;
  • Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất;
  • Nghị định 74-CP năm 1993 quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp;
  • Thông tư 76/2014/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
  • Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
  • Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn tiền sử dụng đất trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6706

phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top