Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
[su_button url="tel:19006784" style="3d" background="#9A1C24" color="#ffffff" size="6" center="yes" radius="10" icon="icon: phone"]GỌI LUẬT SƯ NGAY![/su_button]

Bạn thắc mắc về trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự hay đang băn khoăn về thời hạn xét xử phúc thẩm đối với vụ án hình sự? Mời bạn theo dõi bài viết bên dưới của Luật Quang Huy để có câu trả lời nhé.


1. Xét xử phúc thẩm hình sự là gì?

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là giai đoạn mà ở đó tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật bảo vệ lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức cá nhân.


2. Trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự

Khi tiến hành phúc thẩm đối với quyết định của tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì cần phải tiến hành thủ tục tố tụng phúc thẩm hình sự theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021. Theo đó, trình tự thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự được tiến hành như sau:

Thủ tục bắt đầu phiên tòa:

  • Chuẩn bị khai mạc phiên tòa;
  • Khai mạc phiên tòa;
  • Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản: Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ;
  • Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng;
  • Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt.

Thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm:

Công bố bản cáo trạng:

  • Một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị;
  • Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý;
  • Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố;
  • Hỏi bị cáo; Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ; Hỏi người làm chứng;
  • Xem xét vật chứng;
  • Trình bày, công bố báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức;
Trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự
Trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự

Tranh luận tại phiên tòa:

  • Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
  • Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
  • Ra quyết định không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; Sửa bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự.

Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm:

  • Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải triệu tập người kháng cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên họp. Trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn tiến hành phiên họp.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mở phiên họp cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
  • Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có). Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên họp và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.

3. Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm hình sự

Theo Điều 355 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm như sau:

  • Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
  • Sửa bản án sơ thẩm;
  • Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
  • Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
  • Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
  • Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

4. Thời hạn xét xử phúc thẩm hình sự

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định tại Điều 346 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021. Theo đó:

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
  • Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
  • Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
  • Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

5. Cơ sở pháp lý

  •  Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2021.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top