Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Che giấu tội phạm là gì? Không tố giác tội phạm là gì?

Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm có điểm giống nhau là gì? Làm sao để phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm?

Nếu bạn đang quan tâm đến tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm thì hy vọng viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp đủ đến bạn thông tin về vấn đề này.


1. Che giấu tội phạm là gì?

Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 không có quy định cụ thể về khái niệm che giấu tội phạm nhưng chúng ta có thể hiểu:

Che giấu tội phạm là hành vi của một người hoặc nhiều người không có hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã không chủ động trình báo, tố giác với cơ quan chức năng mà thực hiện hành vi che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.


2. Không tố giác tội phạm là gì?

Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 không có quy định cụ thể về khái niệm không tố giác tội phạm nhưng chúng ta có thể hiểu:

Không tố giác tội phạm là hành vi của một người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


3. Che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm có gì giống nhau?

Che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm có các điểm giống nhau như:

  • Đều được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
  • Hành vi của cả hai tội đều xâm phạm tới hoạt động tư pháp của cơ quan có thẩm quyền
  • Chủ thể thực hiện hành vi này đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Cả hai loại tội phạm này người phạm tội thực hiện hành vi đều là lỗi cố ý. Người che giấu tội phạm và người không tố giác tội phạm biết rõ tội phạm đã được thực hiện, biết rõ hành vi là cản trở hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, gây khó khăn cho hoạt động này, tuy nhiên họ mong muốn che giấu trót lọt tội phạm.”
  • Người không tố giác tội phạm, người che giấu tội phạm nếu là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp không tố giác tội phạm hoặc che giấu tội phạm là các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Bộ luật Hình sự.
  • Hậu quả không phải yếu tố bắt buộc hình thành hai tội danh này.
Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm
Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

4. Phân biệt che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm

Tội không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm có những điểm khác nhau như sau:

Nội dung Che giấu tội phạm Không tố giác tội phạm
Căn cứ pháp lý Điều 18, Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Điều 19, Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Chủ thể Chủ thể là bất kì ai có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể Khách thể của tội phạm là hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của công dân
Mặt khách quan Thời điểm phạm tội: sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện.

Hành vi của mặt khách quan bao gồm:

  • che giấu người phạm tội
  • che giấu các dấu vết tội phạm
  • che giấu tang vật của tội phạm

Hậu quả không phải yếu tố bắt buộc hình thành tội danh này.

Thời điểm phạm tội: bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác (sắp, đang và đã xảy ra)

Tội danh này có các hành vi khách quan là hành vi không hành động, tức người phạm tội không thực hiện hành vi nào cả. Tức là người phạm tội có nghĩa vụ phải thực hiện việc làm tố giác tội phạm nhưng lại không làm.

Hậu quả không phải yếu tố bắt buộc hình thành tội danh này.

Mặt chủ quan Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình là lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật, mong muốn cho hậu quả hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện và xử lý tội phạm nhưng vẫn không tố giác.
Hình phạt Theo Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định hai khung hình phạt cho tội danh này gồm:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội.
Theo Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định hai khung hình phạt cho tội danh này gồm:

  • Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Nếu người phạm tội

có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.


5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề xoay quanh vấn đề che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm, cách phân biệt giữa hai tội danh này.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về chủ đề này. Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top