Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký

Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Để đảm bảo việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu được thực hiện nhanh chóng, tránh bị từ chối khi đi đăng ký, thì việc kiểm tra, tra cứu đăng ký nhãn hiệu là cực kỳ quan trọng, nhằm mục đích xác định khả năng có thể đăng ký, khả năng bị trùng của nhãn hiệu. Từ đó, doanh nghiệp dựa vào kết quả tra cứu để có hướng chỉnh sửa nhãn hiệu phù hợp, đảm bảo khả năng đăng ký thành công. Vậy câu hỏi đặt ra là tra cứu nhãn hiệu là gì? Các bước tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ ra sao?

Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về vấn đề “Tra cứu nhãn hiệu”.


1. Tra cứu nhãn hiệu là gì? Tra cứu thương hiệu với tra cứu nhãn hiệu có phải là một?

Theo khoản 2 Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, nhãn hiệu được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Vì vậy một nhãn hiệu đăng ký có thể bị từ chối bảo hộ nếu bị coi là tương tự hoặc trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

Như vậy, tra cứu nhãn hiệu (hay còn gọi là tra cứu bảo hộ thương hiệu, kiểm tra thương hiệu, tra cứu tên thương hiệu) là việc trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chủ sở hữu tra cứu để biết được có cá nhân, doanh nghiệp nào đã nộp đơn để đăng ký nhãn hiệu hoặc được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trùng hay có sự tương tự với nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký không. Từ đó đánh giá khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký chính thức.

Lưu ý: Không bắt buộc phải tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký.

Vậy tra cứu thương hiệu với tra cứu nhãn hiệu có phải là một không?

Tra cứu thương hiệu là việc chủ sở hữu thương hiệu muốn đăng ký sẽ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cần thiết để tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký thương hiệu tại cơ quan chức năng.

Ví dụ: Bạn muốn nộp đơn đăng ký thương hiệu TOYOTA cho sản phẩm xe ô tô, bạn sẽ cần phải tiến hành thủ tục tra cứu để đánh giá xem tại thời điểm bạn tra cứu đã có tổ chức/cá nhân nào đăng ký thương hiệu độc quyền TOYOTA cho sản phẩm xe ô tô hay chưa?

Như vậy, xét trên định nghĩa về tra cứu nhãn hiệu và tra cứu thương hiệu chúng tôi nhận thấy rằng: hai hoạt động này đều được thực hiện trước khi nộp đơn đăng ký, đều nhằm mục đích  để biết được có cá nhân, doanh nghiệp nào đã nộp đơn để đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hoặc được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu trùng hay có sự tương tự với nhãn hiệu, thương hiệu mà bạn muốn đăng ký không.

Từ đó đánh giá khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký chính thức. Ngoài ra, hai hoạt động này đều không bắt buộc phải tiến hành. Do vậy, hai hoạt động này có thể được hiểu là một.


2. Mục đích của tra cứu nhãn hiệu

Hiện nay trung bình 1 năm, Cục Sở hữu trí tuệ nhận được khoảng hơn 40.000 đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục cho nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ khác nhau. Do đó, mục đích của việc tra cứu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu như sau:

  • Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu từ việc tra cứu xem có nhãn hiệu nào đã nộp đơn đăng ký trước đó mà tương tự gây nhầm lẫn hoặc trùng với nhãn hiệu bên mình dự định đăng ký hay không?
  • Đánh giá xem nhãn hiệu dự định đăng ký có khả năng bị từ chối với những lý do hiển nhiên hay không. Ví dụ: Nhãn hiệu đăng ký gây nhầm lẫn với cơ quan nhà nước, mô tả trực tiếp cho sản phẩm dịch vụ mình cung cấp, nhãn hiệu là tên địa danh;
  •  Đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có khả năng xâm phạm nhãn hiệu của bên khác hay không (ví dụ đã sử dụng nhãn hiệu nhưng không nộp đơn đăng ký và nhãn hiệu này có thể đang xâm phạm quyền nhãn hiệu của bên khác đã được bảo hộ).

3. Tra cứu nhãn hiệu đăng ký  tại website http://iplib.noip.gov.vn/

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu hàng hóa sẽ được thực hiện qua các bước sau đây:

Bước 1: Bạn truy cập vào trang web http://iplib.noip.gov.vn/ nhấn vào trường “nhãn hiệu”

Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký
Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký

Bước 2: Khách hàng nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm:

Ví dụ: Trong ô nhãn hiệu tìm kiếm sẽ nhập chữ HONDA, nhóm SP/DV sẽ nhập nhóm 12 (nhóm về ô tô, xe máy)

Bước 2: Khách hàng nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm:
Bước 2: Khách hàng nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm:

Sau đó khách hàng ấn vào nút tìm kiếm, sẽ cho ra kết quả những nhãn hiệu HONDA cho nhóm 12 đã nộp như hình dưới:

Ra kết quả những nhãn hiệu HONDA cho nhóm 12 đã nộp
Ra kết quả những nhãn hiệu HONDA cho nhóm 12 đã nộp

Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình tra cứu nhãn hiệu

Khách hàng nhập vào ô phân loại hình khi tra cứu nhãn hiệu (áp dụng đối với nhãn hình) Ví dụ: 06.01

Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/dịch vụ vào ô nhóm SP/DV

Ví dụ: 12

Bước 5: Click vào nút tìm kiếm để ra kết quả tra cứu nhãn hiệu

Sau khi thực hiện lần lượt 04 bước trên, kết quả sẽ được hiển thị ra màn hình để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không?

Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 40-50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này là hoàn toàn miễn phí.


4. Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ chuyên sâu

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu, khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.

Lưu ý: Hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.


5. Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký?

Mục đích của dịch vụ tra cứu nhãn hiệu là xem xét nhãn hiệu dự định phát triển và đăng ký có trùng hoặc tương tự với người khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hay không.

Hơn thế nữa với việc tiến hành tra cứu, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được về mặt tài chính mà còn tiết kiệm được cả về cả thời gian (thời gian đăng ký 18 – 24 tháng).

Ví dụ: Khi bạn muốn đăng ký 1 nhãn hiệu và không tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn, bạn đã đầu tư xây dựng hình ảnh cho nhãn hiệu đó và chi phí rất nhiều tiền. Tuy nhiên, sau khi thẩm định nội dung (khoảng gần 2 năm sau khi nộp đơn) Cục sở hữu trí tuệ đã ra thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bạn với lý do nhãn hiệu của bạn gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên khác đã đăng ký trước đó.

Do đó, mặc dù việc tra cứu nhãn hiệu sở hữu trí tuệ là không bắt buộc nhưng rất quan trọng và để đảm bảo khả năng đăng ký thành công, trước khi nộp đơn, khách hàng vẫn nên tiến hành thủ tục tra cứu.


6. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của Luật Quang Huy

Luật Quang Huy với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong việc tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu là đơn vị được nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn khi có nhu cầu. Khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của Luật Quang Huy, chúng tôi sẽ:

  •  Tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Thực hiện miễn phí tra cứu trực tuyến sơ bộ cho nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký;
  • Soạn thảo bộ hồ sơ cho việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Thay mặt bạn nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi tiến trình nộp hồ sơ và thay mặt quý doanh nghiệp nhận kết quả của các giai đoạn thẩm định nội dung và thẩm định hình thức;
  • Nhận kết quả của quá trình thẩm định hình thức, thẩm định hình thức;
  • Nhận giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu và thực hiện công bố giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu;
  • Giao kết quả đến tận nơi cho khách hàng.

7. Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề tra cứu nhãn hiệu theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top