Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0369.246.588 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Hiện nay vấn đề về nhãn hiệu đang trở nên được coi trọng hơn rất nhiều. Có thể thấy việc đăng ký nhãn hiệu cùng với đó là tập trung bảo vệ nhãn hiệu đó thông qua nhãn hiệu đang là một phần thiết yếu trong phát triển doanh nghiệp. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ra sao? Để nắm rõ được các quy định về thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.
1. Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính xác lập yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh, hoặc sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ.
Yêu cầu đăng ký nhãn hiệu được thể hiện trên thông tin tờ khai đăng ký nhãn hiệu mà chủ sở hữu khai nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
2. Đăng ký thương hiệu độc quyền là gì?
Đăng ký thương hiệu độc quyền (hay còn gọi là đăng ký bản quyền thương hiệu) là thủ tục hành chính được thực hiện bởi chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu là biện pháp duy nhất để giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu và tránh mọi hành vi xâm phạm thương hiệu.
3. Đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu và đăng ký logo có phải là một?
Đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu và đăng ký logo thực chất là một thủ tục.
Thương hiệu, nhãn hiệu hay logo đều có ý nghĩa giống nhau. Đây là các thuật ngữ mà mọi người hay dùng khi muốn nói đến dấu hiệu nhận biết của một công ty, một sản phẩm, một dịch vụ.
Thương hiệu, nhãn hiệu, logo có thể là hình ảnh, chữ cái hoặc kết hợp giữa hai yếu tố trên.
Chỉ có điều, nhãn hiệu là thuật ngữ được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành, được quy định rõ về thủ tục, hồ sơ. Còn thương hiệu, logo thì không do đây là cách nói thông thường của người dân.
Cho nên, tuy cách gọi tên có khác nhau, nhưng thực chất, dù bạn đang tìm hiểu về thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền hay quy trình đăng ký logo độc quyền thì vẫn theo thủ tục các bước đăng ký nhãn hiệu.
4. Ai được bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, bảo hộ logo?
Theo các quy định của điều luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019. Chủ thể được tiến hành đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, bảo hộ logo, bao gồm:
- Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
- Các nhân hoặc tổ chức nước ngoài.
5. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

6. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm các giấy tờ:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Phần mô tả nhãn hiệu phải đảm bảo:
- Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có;
- Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm;
- Nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
- Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập.
- Phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11).
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo. Yêu cầu như sau:
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.
- Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.
- Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ).
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Các tài liệu khác (nếu có):
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
7. Đăng ký thương hiệu ở đâu?
Sau khi hoàn thành hồ sơ nêu trên, chủ sở hữu sẽ nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ để được xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký.
- Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069.
- Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Tel: (028) 3920 8483 – 3920 8485 Fax: (028) 3920 8486.
- Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng, địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0236.3889955 – Điện thoại: (0236) 3889955; Mobile Phone: 0903502566 Fax : (0236) 3889977.
8. Các bước thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
8.1. Tra cứu nhãn hiệu
Doanh nghiệp có thể gửi mẫu thương hiệu, logo cần đăng ký cho công ty Luật Quang Huy để được tra cứu sơ bộ miễn phí và nhận tư vấn trực tiếp của các luật sư. Để biết thương hiệu của doanh nghiệp có bị trùng và còn đăng ký bảo hộ thương hiệu được không.
8.2. Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi tra cứu và kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn bên trên.
8.3. Nộp đơn
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).
Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
Trình tự nộp đơn trực tuyến:
- Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.
- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.
- Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.
- Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
8.4. Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).
- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
8.5. Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
8.6. Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
8.7. Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên công báo sở hữu công nghiệp.
9. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Trong quá trình làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu bạn cần lưu ý một số điều sau:
9.1. Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp
- Tên nhãn hiệu nên đồng nhất với tên riêng công ty.
- Khi tên nhãn hiệu và tên công ty là một sẽ tránh được đối thủ cạnh tranh đăng ký tên thương mại có phần chữ nhãn hiệu của mình. Dù nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi nhưng chủ nhãn hiệu không thể thực hiện xử lý vi phạm.
- Chủ nhãn hiệu không thể yêu cầu đối thủ chấm dứt hành vi sử dụng tên thương mại. Lý do đối thủ đã đăng ký tên thương mại trước ngày chủ nhãn hiệu được cấp bằng nhãn hiệu.
9.2. Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên miền
- Trường hợp đăng ký nhãn hiệu mà tên công ty (tên thương mại) của công ty không đồng nhất với nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp này, chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn thêm phương án đăng ký tên miền trùng tên nhãn hiệu.
- Thực tế hiện nay, để được xác lập quyền chủ sở hữu nhãn hiệu cần có thời gian khoảng trên 01 năm. Sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ được quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt các hành vi: Đối thủ cạnh tranh vi phạm về đăng ký tên thương mại chấm dứt hành vi vi phạm; đối thủ cạnh tranh chấm dứt hành vi vi phạm về tên miền.
9.3. Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và bản quyền tác giả. Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng mỹ thuật ứng dụng có phần hình và phần chữ.
- Đối với nhãn hiệu hình (logo) có cùng thông tin nhãn hiệu chữ nhưng chưa đăng ký tên thương mại công ty.
- Chủ nhãn hiệu chưa có nhu cầu đăng ký tên miền thì nên đăng ký bản quyền tác giả. Việc đăng ký bản quyền tác giả này cũng tương tự như việc đăng ký tên thương mại và tên miền.
- Kết quả: Chủ nhãn hiệu sau khi được cấp văn bảo hộ. Chủ nhãn sẽ thực hiện xử lý các vi phạm liên quan đến thương mại và tên miền.

10. Phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Cách tính chi phí đăng ký nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ như sau:
STT | Tên Phí | Đơn giá/ nhóm dưới 6 sản phẩm | Đơn giá/nhóm từ 7 sản phẩm trở lên |
1 | Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên | 600.000đ/đơn | |
2 | Phí công bố đơn | 120.000đ/đơn | |
3 | Phí thẩm định nội dung | 550.000đ | 120.000đ |
4 | Phí tra cứu thông tin | 180.000đ | 30.000đ |
5 | Phí phân loại quốc tế hàng hóa | 100.000đ | 20.000đ |
6 | Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ | 120.000đ | |
7 | Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ | 120.000đ | |
8 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 120.000đ | 100.000đ |
9 | Lệ phí nộp đơn | 150.000đ/đơn |
11. Thời gian đăng ký bản quyền nhãn hiệu là bao lâu?
Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Thời gian công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp: 02 tháng sau thời điểm có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời gian thẩm định nội dung: 09 tháng kể sau thời điểm công báo đơn.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký: 01 tháng.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu là 13 tháng tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, trên thực tế tổng thời gian cho việc đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài từ 18 – 20 tháng kể từ khi nộp đơn. Ngoài ra, thời gian đăng ký nhãn hiệu cũng có thể kéo dài từ 02 – 03 năm phụ thuộc vào tình trạng đơn có phải thông báo sửa đổi, bổ sung, phản đối đơn, khiếu nại từ chối cấp văn bằng bảo hộ… Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thời gian đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài.
12. Tại sao phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm?
Nhãn hiệu đem đến cho doanh nghiệp một lợi ích không nhỏ, ngày nay khi các doanh nghiệp Việt nhận thức tầm quan trọng của vấn đề nhãn hiệu thì đây như là lá chắn để các doanh nghiệp yên tâm phát triển cho doanh nghiệp của mình:
12.1. Tăng cường khả năng cạnh tranh của bạn
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu dấu hiệu nhận biết thương hiệu mà Doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự xâm phạm nào từ các đối thủ cạnh tranh khác muốn lợi dụng uy tín của doanh nghiệp để trục lợi.
12.2. Khẳng định uy tín thương hiệu của bạn
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu làm tăng khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu và Doanh nghiệp. Khi gắn biểu tượng “Registered” (Ⓡ) lên nhãn hiệu trên sản phẩm – dịch vụ, khách hàng sẽ định vị đây là một thương hiệu độc quyền, và có cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch vụ.
12.3. Để không vi phạm pháp luật
Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thể, thậm chí ngay từ khi sản phẩm – dịch vụ của bạn mới chỉ là ý tưởng, dự án sơ khai. Không ai nói trước được điều gì, có thể sau này, khi thương hiệu của bạn đã lớn mạnh bạn mới nghĩ đến việc đi đăng ký thì đã quá muộn.
Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, bạn sẽ phải thay đổi toàn bộ nhãn hiệu và nhận dạng thương hiệu đang phát triển, thậm chí có thể bị kiện vì hành vi xâm phạm nhãn hiệu, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh.
12.4. Mang lại lợi nhuận
Một nhãn hiệu hàng hóa – dịch vụ có tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp từ việc nhượng quyền hoặc bán nhãn hiệu đó. Thủ tục nhượng quyền hay mua bán nhãn hiệu bắt buộc phải có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu để chứng minh chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu, thương hiệu.
12.5. Điều kiện để các công ty khởi nghiệp
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng là điều kiện cần để các công ty khởi nghiệp huy động vốn từ các tổ chức tài chính như ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm — những tổ chức này ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu đối với sự phát triển bền vững của thương hiệu.
12.6. Bảo vệ thương hiệu
Trong nền kinh tế hội nhập, khi các thương hiệu ngoại vào Việt Nam điều đầu tiên họ nghĩ đến đó là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, còn các thương hiệu trong nước thì ít khi nghĩ được như vậy. Vì vậy mà đã có không ít thương hiệu Việt thua thiệt ngày chính sân nhà.
13. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu, logo tại Luật Quang Huy
Để đăng ký nhãn hiệu nhanh và hiệu quả bạn vui lòng liên hệ Công ty luật Quang Huy chúng tôi. Chúng tôi với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhãn hiệu nhanh nhất, hiệu quả nhất, chi phí hợp lý nhất.
Chúng tôi xin liệt kê nhanh các công việc tiến hành khi đăng ký nhãn hiệu cho bạn mà Công ty Luật Quang Huy sẽ thực hiện:
- Tư vấn cách chọn tên nhãn hiệu cho hợp lý và có khả năng đăng ký cao;
- Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn;
- Thay mặt khách hàng làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi đơn đăng ký trong các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục sở hữu trí tuệ.
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và chuyển cho khách hàng.
14. Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về quy định thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.