So sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

So sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có nhiều điểm giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn, đặc biệt là chỉ dẫn địa lý. Ví dụ như trường hợp nước mắm Phú Quốc, Phú Quốc chỉ là chỉ dẫn địa lý chứ không phải nhãn hiệu của loại nước mắm này. Vậy nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý giống nhau, khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật Quang Huy so sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý qua bài viết dưới đây.


1. Khái niệm nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Ví dụ: Nhãn hiệu Lifebuoy của thương hiệu Unilever.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể, căn cứ khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Ví dụ: Chỉ dẫn địa lý Kẹo dừa Bến Tre.


2. So sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

2.1. Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có gì giống nhau?

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là sản phẩm trí tuệ, là thành quả lao động trí óc của con người, là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đều là các dấu hiệu từ ngữ hoặc hình ảnh biểu tượng: Nhãn hiệu bao gồm các chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, hình ba chiều hoặc kết hợp của các yếu tố đó. Còn chỉ dẫn địa lý bao gồm các chữ cái chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm.

Đều phải đăng ký xác lập quyền. Cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều phải lập đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, đáp ứng đủ các điều kiện để đơn được chấp nhận, tuân theo các trình tự thủ tục xử lý đơn đăng ký mới được cấp văn bằng bảo hộ, sau khi nhận được văn bằng bảo hộ thì khi đó chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý mới có các quyền theo luật định.

So sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
So sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

2.2. Phân biệt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có những điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Nhãn hiệu Chỉ dẫn địa lý
Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Cơ sở pháp lý Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019. Khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Đối tượng Nhãn hiệu dùng cho các hàng hóa, dịch vụ. Chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hóa (các sản phẩm có nguồn gốc địa lý)
Chức năng Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với chủ thế khác. Chỉ dẫn sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể.
Điều kiện bảo hộ
  • Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh,…
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác. Nhãn hiệu được bảo hộ khỏi việc chiếm đoạt trái phép theo đơn yêu cầu của chủ sở hữu đã đăng ký của nhãn hiệu đó.
  • Sản phẩm có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
  • Sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định.
Chủ thể có quyền đăng ký Cá nhân, tổ chức được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp (Đối với các loại nhãn hiệu riêng lại có quy định riêng về chủ thể được quyền đăng ký). Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước, Nhà nước có thể cho phép:

  • Bản thân cá nhân hoặc tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
  • Tổ chức, tập thể đại diện cho tổ chức, cá nhân sản xuất;
  • Cơ quan hành chính địa phương thực hiện đăng ký.
Chủ sở hữu Tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Nhà nước là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.
Chủ thể có quyền sử dụng
  • Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu thông thường.
  • Chủ sở hữu, thành viên của tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể;
  • Cá nhân, tổ chức được đáp ứng tiêu chuẩn được chủ sở hữu cho phép đối với nhãn hiệu chứng nhận.
Các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Thời hạn bảo hộ 10 năm và được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Không xác định thời hạn, được sử dụng đến khi không còn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ.
Thời điểm chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ Hiệu lực văn bằng bảo hộ sẽ chấm dứt khi:

  • Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
  • Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
  • Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
  • Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Khi các điều kiện tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính cả sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi hay không còn nữa.
Chuyển giao quyền
  • Nhãn hiệu được phép chuyển nhượng quyền sở hữu nhưng phải thỏa mãn điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.
  • Được phép chuyển giao quyền sử dụng cho người khác với điều kiện người được chuyển giao phải ghi trên hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
  • Chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác.
  • Không được chuyển giao quyền sử dụng.

3. Cơ sở pháp lý

  • Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Trên đây là bài tư vấn so sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của chúng tôi theo quy định pháp luật hiện hành.

Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật Sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top