Phân biệt nhãn hiệu và logo

Phân biệt nhãn hiệu và logo
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Luật sở hữu trí tuệ ngày càng được áp dụng nhiều vào cuộc sống, nhưng thực tế vẫn còn không ít người đang lầm tưởng giữa logo và nhãn hiệu. Mặc dù có những điểm giống nhau nhưng bản chất của logo và nhãn hiệu vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Cùng theo dõi bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ chỉ rõ sự khác biệt giữa nhãn hiệu và logo để bạn có thể hiểu rõ những vấn đề trên.


1. Thế nào là nhãn hiệu?

Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Hiện nay nhãn hiệu được chia thành: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng.


2. Thế nào là logo?

Hiện nay pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành chưa có định nghĩa cụ thể về logo. Tuy vậy, hiểu theo một cách chung nhất logo là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, là dấu hiệu giúp nhận diện giữa nhiều doanh nghiệp khác với nhau và giữa nhiều loại hàng hoá/dịch vụ do các doanh nghiệp đó cung cấp với nhau.


3. Nhãn hiệu và logo có điểm gì giống nhau không?

Về mặt bản chất, ta có thể thấy giữa nhãn hiệu và logo có những điểm tương đồng nhất định:

  • Thứ nhất, nhãn hiệu và logo đều là những yếu tố rất quan trọng được thể hiện trên bao bì của sản phẩm hay trên các biển hiệu của công ty.
  • Thứ hai, nhãn hiệu và logo đều có chức năng phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
  • Thứ ba, nhãn hiệu và logo đều là những dấu hiệu nhìn thấy được.

4. Phân biệt logo và nhãn hiệu

Trên thực tế, giữa nhãn hiệu và logo vẫn có những điểm khác nhau cơ bản mà ta có thể dựa vào đó để phân biệt như sau:

Thứ nhất, về căn cứ pháp lý: các quy định pháp luật về nhãn hiệu hiện nay được liệt kê rất cụ thể trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019. Còn với logo của doanh nghiệp thì pháp luật sở hữu trí tuệ lại không quy định cụ thể bởi hiện nay logo được tự do thiết kế dựa trên ý tưởng của mỗi doanh nghiệp, vì vậy việc sử dụng quy định pháp luật để giới hạn thiết kế logo là hoàn toàn không cần thiết.

Thứ hai, về chức năng: Nếu như logo được coi là một ẩn ý, hàm súc có thể thay thế cho cách diễn đạt bằng lời nói của một cá nhân hay doanh nghiệp, là biểu tượng của các thương hiệu, thể hiện năng lực hoạt động của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng thì nhãn hiệu lại là dấu hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa của chủ thể khác.

Phân biệt nhãn hiệu và logo
Phân biệt nhãn hiệu và logo

Thứ ba, về thủ tục đăng ký:

  • Pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành không bắt buộc doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu, tuy vậy việc đăng ký này là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi chỉ khi đăng ký với cơ quan Nhà nước, nhãn hiệu của doanh nghiệp mới được bảo vệ. Hiện nay quy trình bảo hộ nhãn hiệu được diễn ra như sau:
  • Bước 1: Chuẩn bị nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ;
  • Bước 2: Xác định loại nhãn hiệu cần xin cấp văn bằng bảo hộ;
  • Bước 3: Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ;
  • Bước 4: Tra cứu nhãn hiệu;
  • Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền;
  • Bước 6: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  • Bước 7: Thẩm định hình thức đơn;
  • Bước 8: Công bố đơn đăng ký;
  • Bước 9: Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  • Bước 10: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Đăng ký bảo hộ logo cũng không phải là thủ tục mà pháp luật sở hữu trí tuệ bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Tuy vậy, việc thực hiện đăng ký bảo hộ logo cũng vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và được thực hiện dựa trên các bước sau:
  • Bước 1: Lựa chọn hình thức bảo hộ logo
  • Bước 2: Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ
  • Bước 3: Tra cứu khả năng bảo hộ logo
  • Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký logo bản quyền
  • Bước 5: Thẩm định đơn đăng ký bảo hộ logo
  • Bước 6: Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ logo

Thứ tư, về đặc điểm:

  • Đối với nhãn hiệu: Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Nhãn hiệu có thể là chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Đối với logo: Thực tế khi sáng tạo, logo thường là một ký hiệu hoặc biểu tượng được thiết kế bằng một hoặc nhiều hình ảnh, màu sắc hay ký tự từ ngữ ghép lại với nhau để tạo nên một hình thù, khiến cho người xem dễ liên tưởng đến hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp đó và thấy được sự khác biệt với các logo khác.

5. Cơ sở pháp lý

  • Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về nhãn hiệu và logo theo quy định pháp luật hiện hành.

Luật Quang Huy không chỉ có Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu về pháp luật quyền tác giả mà còn là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật Sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top