Thủ tục đăng ký bản quyền slogan

Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0369.246.588 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Slogan có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng. Để sử dụng slogan độc quyền cần làm thủ tục đăng ký bản quyền slogan. Để nắm rõ được các quy định về thủ tục đăng ký bản quyền slogan được quy định như thế nào, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.


1. Slogan là gì?

Slogan thường được hiểu là một câu văn ngắn chứa đựng thông điệp mô tả tính chất của một thương hiệu, slogan thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi, hướng phát triển sản phẩm của công ty hay chính là khẩu hiệu tiếp thị của các doanh nghiệp.


2. Slogan có được đăng ký bảo hộ hay không?

Hiện nay, trong các văn bản về Sở hữu trí tuệ vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký bảo hộ slogan.

Tuy nhiên, không có nghĩa là nó không được pháp luật bảo hộ. Về bản chất thì slogan được thể hiện dưới dạng từ ngữ, vì thế nó hoàn toàn có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu nếu như đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định Luật sở hữu trí tuệ.

Như vậy, để đăng ký slogan độc quyền, thì chúng ta nên lồng ghép slogan vào trong nhãn hiệu hoặc đăng ký riêng như đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông thường.


3. Điều kiện để đăng ký bảo hộ slogan

Điều kiện để đăng ký bảo hộ cho slogan là:

  • Slogan không mang tính chất mô tả cho chất lượng, loại hình liên quan đến sản phẩm mà chủ thể kinh doanh;
  • Câu slogan có khả năng phân biệt với câu slogan của các chủ thể kinh doanh có mặt hàng kinh doanh giống hoặc tương tự.
Thủ tục đăng ký bản quyền slogan
Thủ tục đăng ký bản quyền slogan

4. Hồ sơ đăng ký bản quyền slogan

Các Slogan hiện nay thường được bảo hộ như một nhãn hiệu, cho nên hồ sơ sẽ bao gồm:

  • 02 tờ khai đăng ký bảo hộ slogan, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
  • 05 Mẫu nhãn hiệu slogan kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.
  • Chứng từ nộp lệ phí nếu nộp thông qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
  • Giấy ủy quyền (Nếu nộp đơn đăng ký thông qua người đại diện).

5. Thủ tục đăng ký slogan độc quyền

Thủ tục đăng ký bảo hộ slogan sẽ được thực hiện theo các bước sau:

5.1. Bước 1: Sáng tạo, thiết kế slogan cần đăng ký

Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ slogan, khách hàng nên lựa chọn slogan mình muốn đăng ký và tiến hành thiết kế hình ảnh cho slogan (nếu có).

5.2. Bước 2: Tra cứu khả năng bảo hộ của Slogan

Bước Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký cho slogan là rất quan trọng để xác định xem slogan muốn đăng ký có khả năng bảo hộ hay không? Bạn có liên hệ cho Luật Quang Huy tra cứu sơ bộ miễn phí qua Tổng đài 19006588.

5.3. Bước 3: Nộp hồ sơ

Bạn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ của từng bước để có biện pháp khắc phục tình trạng bị giải quyết chậm trễ.

5.4. Bước 4: Thẩm định nội dung

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký slogan tới cơ quan đăng ký, hồ sơ sẽ được các chuyên viên thẩm định trong khoảng thời gian từ 28-24 tháng, các giai đoạn thẩm định khác nhau sẽ có thông báo khác nhau gửi tới chủ sở hữu đăng ký.

5.5. Bước 5: Cấp giấy chứng nhận bảo hộ slogan

Trường hợp hồ sơ đăng ký đáp ứng đầy đủ các điều kiện, quy định pháp luật về thủ tục đăng ký bảo hộ slogan, cục sẽ có trách nhiệm cấp văn bằng văn bằng bảo hộ cho slogan.


6. Đăng ký bảo hộ slogan cần lưu ý gì?

Không phải mọi trường hợp nào khi đăng ký bảo hộ slogan đều được chấp thuận bảo hộ mà cần phải đáp ứng nhiều điều kiện theo pháp luật quy định nên cần lưu ý:

6.1. Bị từ chối vì có tính mô tả quá rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ

Đây là lí do dễ bị vướng nhất, thông thường những slogan thường sẽ chứa từ ngữ là tên gọi của sản phẩm và thể hiện một số công dụng, giá trị, đặc tính, chất lượng của sản phẩm,

Nhưng theo quy định pháp luật, những dấu hiệu chỉ về thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ sẽ bị coi là yếu tố không có tính phân biệt.

6.2. Bị từ chối vì bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với slogan của người khác đã nộp đơn trước về cấu trúc, phát âm, nội dung ý nghĩa

Việc kiểm tra này cần được thực hiện bởi tổ chức chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong đánh giá và lên phương án giải quyết nếu phát hiện có khả năng tương tự với slogan của người khác.

Để giảm khả năng bị từ chối khi nộp đơn đăng ký bảo hộ slogan, bạn nên được Luật sư chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ đặc biệt là các tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp  để được tư vấn, đánh giá về khả năng bảo hộ của slogan và tra cứu trước khi tiến hành đăng ký.

6.3. Bị từ chối vì không quản lý, theo dõi hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, chủ nhãn hiệu slogan không cập nhật theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ, dẫn đến không kịp trả lời các thông báo của cơ quan đăng ký hoặc đáng tiếc hơn là slogan đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhưng vẫn bị từ chối vì lý do quá đáng tiếc là không đóng phí cấp Văn bằng đúng hạn.

Vấn đề này thường xảy ra khi doanh nghiệp của bạn thay đổi nhân sự phụ trách, không có người tiếp tục theo dõi tiến độ xử lý, hoặc đã nhờ các dịch vụ không chuyên (không phải là đại diện sở hữu công nghiệp) để thực hiện đăng ký nhãn hiệu, và đặc biệt là doanh nghiệp của bạn thay đổi địa chỉ trụ sở nhưng không làm thủ tục cập nhật địa chỉ trong hồ sơ đăng ký… hệ quả là các văn bản, thông báo của cơ quan nhà nước không gửi được đến bạn và có khi bạn phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.


7. Tại sao cần đăng ký slogan độc quyền?

  • Thứ nhất, khi nghĩ ra được slogan thì bất kỳ ai cũng mong muốn được xác nhận chủ quyền đối với slogan đó;
  • Thứ hai, muốn được đảm bảo không bị bất kỳ ai ngăn cấm sử dụng slogan trong hoạt động kinh doanh;
  • Thứ ba, muốn ngăn chặn hành vi sử dụng slogan tương tự, nhầm lẫn với slogan của mình đã đăng ký trong hoạt động kinh doanh;
  • Thứ tư, muốn góp phần tạo nên giá trị thương hiệu trong nhận thức của người tiêu dùng;
  • Thứ năm, muốn có quyền cho phép người khác sử dụng slogan trong phạm vi được sở hữu độc quyền, tạo nên nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.

8. Ý nghĩa và lợi ích khi đăng ký bản quyền slogan

Slogan là một khẩu hiệu thương mại, một đoạn văn ngắn chứa đựng thông điệp mô tả về thương hiệu để truyền tải tới mọi người. Slogan thể hiện mục đích hoạt động, là lời hứa của doanh nghiệp khi khách hàng sử dụng hàng hóa của mình.

Nhiều slogan hay đã tạo ấn tượng cho các khách hàng, khiến họ muốn ghi nhớ và quan tâm. Đây cũng chính là mục đích mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến khi sáng tạo ra slogan.

Thực hiện đăng ký bảo hộ slogan giúp doanh nghiệp được nhà nước thừa nhận quyền đối với slogan. Từ đó doanh nghiệp có thể:

  • Độc quyền sử dụng slogan;
  • Chuyển giao quyền sử dụng cho chủ thể khác;
  • Góp vốn bằng quyền đối với slogan;
  • Ngăn chặn các việc sử dụng slogan trùng, gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
  • Có căn cứ để yêu cầu xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền đối với slogan.

9. Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về thủ tục đăng ký bản quyền slogan. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về đăng ký bản quyền slogan bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY!

Scroll to Top
Mục lục