Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0369.246.588 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Muốn bảo hộ bản quyền của tác phẩm sáng tạo và tránh bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, một số tác phẩm cần được chủ sở hữu đăng ký quyền tác giả. Để nắm rõ được các quy định về điều kiện bảo hộ quyền tác giả, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.
1. Quyền tác giả là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019 quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
2. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả
2.1. Bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân
Công dân có quyền sáng tạo trên cơ sở được sự bảo hộ của Nhà nước, quy định như vậy nhằm mục đích loại trừ các tác phẩm có nội dung phản động, mê tín, hủ tục.
Nhà nước đã tạo thế chủ động và tự do sáng tạo của cá nhân, điều này được ghi nhận trong Hiến pháp, đồng thời cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chung của luật dân sự đặc biệt là nguyên tắc “tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận” với quy định trên đây thì quyền tự do sáng tạo của cá nhân luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, khuyến khích tự do sáng tạo, cấm cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo của cá nhân.
2.2. Bảo đảm quyền bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể
Nguyên tắc này là tư tưởng chỉ đạo và định hướng cho tất cả các ngành luật khi ghi nhận và bảo đảm quyền lợi chính đáng của cá nhân. Pháp luật quy định về quyền tác giả nói chung và quyền của người sáng tác văn học, nghệ thuật nói riêng. Mọi các nhân đều có quyền hoạt động, sáng tạo để tạo nên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kể cả cá nhân đó là người nước ngoài.
Tác giả hoàn toàn có quyền định đoạt các quyền của mình có được từ tác phẩm. pháp luật về quyền tác giả luôn bảo đảm cho các chủ thể sử dụng, khai thác tác phẩm một cách hiệu quả nhất. khi có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi bị xâm phạm về quyền tác giả.
2.3. Bảo đảm không trùng lặp tác phẩm
Khi tác phẩm hay công trình khoa học đã hoàn thành và được công chúng biết đến thì việc sao chép sử dụng thành quả lao động một cách bất hợp pháp lại rất dễ dàng. Đặc tính này là một trong những nguyên nhân làm cho các tác phẩm sáng tạo trí tuệ sau khi được bộc lộ có thể lan truyền nhanh chóng và rộng khắp qua các phương tiện thông tin, kỹ thuật ngày càng hiện đại mà tác giả cũng không thể kiểm soát được.
Nhưng khi tác phẩm hay công trình khoa học đã hoàn thành và được công chúng biết đến thì việc sao chép, sử dụng thành quả lao động này một cách bất hợp pháp là điều dễ dàng. Do vậy, nguy cơ bị xâm phạm rất lớn kéo theo việc xác định thiệt hại rất khó khăn, phức tạp bởi khả năng lan truyền nhanh chóng của việc sử dụng tác phẩm qua các phương tiện thông tin, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sáng tạo, thậm chí còn làm chậm sự phát triển.
Nội dung của nguyên tắc bảo đảm tính không trùng lặp được quy định như sau:
Tác phẩm được pháp luật bảo hộ phải có tính sáng tạo, không phải là cách sắp xếp diễn đạt đơn thuần, bắt chước cách diễn đạt thể hiện ngôn từ, màu sắc khuôn mẫu.
Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc (bản đầu tiên của tác phẩm do tác giả sáng tạo ra). Điều đó không có nghĩa là chủ đề, nội dung hay ý tưởng của tác phẩm phải mới mà đặt ra cho người sáng tác hình thức thể hiện mới của ý tưởng đó và do tác giả sáng tạo ra.
Bảo đảm tính toàn vẹn của tác phẩm. Trong các quyền nhân thân của tác giả có quyền bảo vệ tính toàn vẹn của tác phẩm. Xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm là xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả, bởi vì trong quá trình sáng tạo tác phẩm, tác giả đã có tư tưởng độc lập, những tư duy riêng của mình trong tác phẩm, cách sắp xếp, trình bày diễn đạt ý tưởng của tác giả theo ý của mình.
Bằng tài năng sáng tạo nên tác phẩm hay công trình khoa học của mình, các tác giả của những sản phẩm trí tuệ đó đều có các quyền về tinh thần và về vật chất như nhau. Các tác giả hoàn toàn có quyền định đoạt các quyền của mình có được từ tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả luôn bảo đảm cho các chủ thể sử dụng, khai thác tác phẩm một cách hiệu quả nhất.
Khi có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi bị xâm phạm về quyền tác giả.
3. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019 nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh;
Tác phẩm được bảo hộ quy định như trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm những gì?
4.1. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
Điều kiện về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để được bảo hộ quyền tác giả:
- Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019;
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định trên gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều kiện về tác phẩm để được bảo hộ quyền tác giả:
- Quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả còn bao gồm cả quyền tài sản và quyền nhân thân của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác gải đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học.
- Bởi vậy, để được đăng ký bản quyền tác giả thì tác phẩm phải đáp ứng các điều kiện: Tác phẩm phải có tính sáng tạo, phải do tác giả trực tiếp sáng tạo và không được phép sao chép tác phẩm của người khác; Phải được thể hiện dưới các hình thức vật chất nhất định như: truyện, thơ, thơ, video…

4.2. Điều kiện bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan:
- Diễn viên, ca sĩ, vũ công, nhạc công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây được gọi chung là người biểu diễn);
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn theo quy định là tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình nhằm thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó. Trừ các trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan;
- Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu hình ảnh, âm thầm của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây được gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình);
- Tổ chức khởi xướng, thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).
Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ bao gồm:
Thứ nhất, cuộc biểu diễn đủ điều kiện bảo hộ quyền liên quan nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cuộc biểu diễn được công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài;
- Cuộc biểu diễn được người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam;
- Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi hình, ghi âm được bảo hộ theo đúng quy định tại Điều 30 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019.
Thứ hai, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:
- Nhà sản xuất bản ghi hình, ghi âm có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền dưới đây:
- Sao chép gián tiếp hoặc trực tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
- Phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao bản ghi hình, ghi âm của mình thông qua hình thức cho thuê, bán hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng tiếp cận được.
- Nhà sản xuất bản ghi hình, ghi âm được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng. Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi hình, ghi âm mà đã phát sóng được bảo hộ quyền liên quan dựa theo quy định tại Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019.
Thứ ba, quyền của tổ chức phát sóng:
Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc là cho phép người khác thực hiện các quyền dưới đây:
- Phát sóng và tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
- Phân phối đến công chúng những chương trình phát sóng của mình;
- Định hình về chương trình phát sóng của mình;
- Sao chép bản định hình của chương trình phát sóng của mình.
Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình đã được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng: Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo quy định điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì có điều kiện bảo hộ quyền liên quan.
Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi hình, ghi âm có quốc tịch Việt Nam;
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi hình, ghi âm được bảo hộ theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì đủ điều kiện bảo hộ quyền liên quan:
- Chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức được phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
- Chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cuộc biểu diễn, bản ghi hình, ghi âm, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá chỉ được bảo hộ theo đúng quy định với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
5. Các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, các đối tượng sau không được bảo hộ quyền tác giả:
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo;
- Văn bản hành chính quy định là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019;
- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về điều kiện bảo hộ quyền tác giả. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.