Phụ cấp thâm niên có tính thuế TNCN không?

Phụ cấp thâm niên có tính thuế TNCN không?
Nếu cần được hỗ trợ về thuế thu nhập cá nhân vui lòng gọi Tổng đài 1900.6795 để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán - thuế, bạn vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86. Trân trọng.

Phụ cấp thâm niên là một trong những hình thức khuyến khích của người sử dụng lao động đối với người lao động để họ có thể gắn bó và làm nghề lâu dài, đồng thời cũng là để tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn. Vậy phụ cấp thâm niên có tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp cho bạn đọc cách xác định phụ cấp thâm niên có tính thuế TNCN.


1. Phụ cấp thâm niên là gì?

Hiện nay, pháp luật không có nội dung quy định về định nghĩa thâm niên. Tuy nhiên, thâm niên có thể được hiểu là khoảng thời gian (được tính theo đơn vị năm) làm việc liên tục trong một cơ quan nhà nước, trong một ngành, nghề nào đó.

Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp dành cho những người công tác lâu năm trong ngành. Khoản phụ cấp này có ý nghĩa khích lệ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề. Hay nói cách khác, phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp lương được trả thêm hàng tháng cho người lao động có thời gian làm việc gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị nhằm khuyến khích và tạo thêm động lực cho người lao động làm việc, cống hiến hiệu quả hơn.


2. Phụ cấp thâm niên có tính thuế TNCN không?

Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân có quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau: “Phụ cấp đặc thù ngành nghề”.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.

Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Theo đó:

  • Cán bộ, công chức, viên chức được hưởng một số khoản phụ cấp như: Phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì các khoản phụ cấp này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
  • Cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các khoản phụ cấp nêu trên cao hơn mức quy định tại các văn bản hiện hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phần phụ cấp vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Phụ cấp thâm niên có tính thuế TNCN không?
Phụ cấp thâm niên có tính thuế TNCN không?

3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân với phụ cấp thâm niên

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân với phụ cấp thâm niên như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhâp chịu thuế Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập Các khoản thu nhập được miễn thuế Các khoản thu nhập không chịu thuế

Trong đó:

  • Tổng thu nhập là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp; tiền thưởng, tiền hỗ trợ,….
  • Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp khoản trợ cấp thâm niên nhận được thì không được tính vào thu nhập chịu thuế. Trường hợp phụ cấp thâm niên cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Ví dụ: Chị A là giáo viên, giảng dạy tại Hoà bình 10 năm có phụ cấp thâm niên nghề là 37%. Vậy 37% phụ cấp này có phải tính thuế thu nhập cá nhân không?

Phụ cấp thâm niên ngành nhà giáo là phụ cấp đặc thù ngành nghề nên khoản phụ cấp này không tính vào thu nhập chịu thuế, không tính thuế thu nhập cá nhân đối với phần này. Cách tính mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được quy định tại Điều 3, Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Mức phụ cấp được xác định như sau:

Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Trường hợp phụ cấp thâm niên nghề 37% của chị A đã cao hơn mức phụ cấp theo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP  thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế, sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần vượt này.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 62/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn phụ cấp thâm niên có tính thuế thu nhập cá nhân không theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn thuế thu nhập cá nhân trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ THUẾ

Scroll to Top
Mục lục