Có được đăng ký trùng tên thương hiệu không?

Có được đăng ký trùng tên thương hiệu không?
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0369.246.588 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, trùng tên nhãn hiệu, trùng tên thương hiệu, sao chép hoặc làm hàng giả, hàng nhái diễn ra tràn lan làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp và các sản phẩm chất lượng ra thị trường. Trong phạm vi bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về vấn đề có được đăng ký trùng tên thương hiệu hay không.


1. Thế nào được coi là trùng tên thương hiệu, trùng tên nhãn hiệu?

Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ thì một trong những điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bảo hộ trước đó cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự thì để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác hay không, cần phải so sánh về mặt cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ, ví dụ; Nike, Adidas…), ý nghĩa và hình thức thể hiện (đối với dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đối chứng.

Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện. Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc.

Ngoài ra, chúng ta cần xem xét khả năng trùng hoặc tương tự giữa hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký và hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu đối chứng.

Theo quy định của pháp luật, hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là trùng khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một chủng loại (ví dụ: ô tô và xe máy, dịch vụ nhà hàng ăn uống và dịch vụ cửa hàng ăn uống….). Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là tương tự khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: quần áo và giày dép; mỹ phẩm và kem trang điểm…
  •  Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: gạo và miến; rượu và bia; vải vóc và quần áo….
  •  Tương tự nhau về bản chất. Ví dụ: cacao và sô cô la; bánh và kẹo…
  •  Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: dịch vụ bệnh viện và dịch vụ mua bán dược phẩm…
  •  Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (tức là các sản phẩm, dịch vụ này được phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…) hoặc được dùng cùng nhau. Ví dụ: nước mắm, nước tương, mì, miến, gạo; mỹ phẩm, dầu gội đầu; kem đánh răng và bàn chải; mỹ phẩm và bông tẩy trang.

Như vậy, trùng tên nhãn hiệu được coi là trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn có thể thấy thông qua các trường hợp trên. Người tiêu dùng sẽ bị nhầm lẫn giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ với nhau, từ đó dẫn đến những khó khăn và cạnh tranh giữa các nhãn hàng với nhau.


2. Có được đăng ký trùng tên nhãn hiệu không?

Một nhãn hiệu có hiệu lực phải đảm bảo các các điều kiện sau:

2.1. Thứ nhất, điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ

Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định, một nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng được các các điều kiện như:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ…,
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

2.2. Thứ hai, các dấu hiệu bị loại trừ khi xem xét để cấp văn bằng bảo hộ

Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định các dấu hiệu bị loại trừ khi xem xét để cấp văn bản bảo hộ.

Theo đó, một nhãn hiệu có các dấu hiệu sau đây sẽ không được bảo hộ như:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ…
  • Và một số dấu hiệu khác được quy định cụ thể tại Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ.

2.3. Thứ ba, pháp luật quy định nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt

Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

Theo các quy định của luật thì hàng hóa, dịch vụ có nhãn hiệu trùng tên sẽ được bảo hộ trong trường hợp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không trùng hoặc tương tự với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký trước đó.

Bên cạnh đó, có một trường hợp ngay cả không được trùng hoặc tương tự với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trước đó mà cũng không được bảo hộ đó chính là “Nhãn hiệu nổi tiếng”.

Nhãn hiệu được cho là không có khả năng phân biệt trong trường hợp trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng mà đã được chủ sở hữu khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ kể cả sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không tương tự, trong trường hợp việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật vẫn có trường hợp “được đăng ký trùng tên nhãn hiệu”. Nhưng muốn đăng ký nhãn hiệu trùng tên với nhãn hiệu trước đó mà đã được bảo hộ cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định:

  • Không được trùng tên với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trước đó
  • Sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của nhãn hiệu đó không trùng hoặc tương tự với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu được bảo hộ trước.
Có được đăng ký trùng tên thương hiệu không?
Có được đăng ký trùng tên thương hiệu không?

3. Đăng ký nhãn hiệu trùng tên có vi phạm pháp luật không?

Điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ đã được phân tích ở phần trên.

Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu trùng tên không bị vi phạm pháp luật. Trên thực tế, các cơ sở doanh nghiệp vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mặc dù biết là bị trùng tên với cơ sở doanh nghiệp khác, nhưng việc các đơn đó có được chấp thuận hay không thì phải xem xét các điều kiện đã được phân tích như trên.

Tuy nhiên, có một số trường hợp kể cả không được trùng hoặc tương tự với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trước đó nhưng cũng không được bảo hộ đó là “Nhãn hiệu nổi tiếng”. Vì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

Vì vậy khuyến cáo không nên đăng ký nhãn trùng tên, bởi hầu hết các nhãn hiệu trùng tên sẽ không được bảo hộ.


4. Cơ chế nào để xử lý và bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm làm giả, làm nhái?

Trên thực tế có thể chia thành hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ, xong mới phát hiện có tổ chức làm giả, làm nhái sản phẩm mang nhãn hiệu đó.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình như:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng xử lý hành chính tùy thuộc vào mức độ xâm phạm nhãn hiệu cũng như thiệt hại mà bên vi phạm gây ra cho chủ sở hữu.
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp, mức độ xâm phạm có yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong số các biện pháp nêu trên, biện pháp khởi kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi lẽ. biện pháp này thể hiện được ý chí, yêu cầu của chủ sở hữu bị xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo được nguyện vọng cũng như giá trị bồi thường cho chủ sở hữu.

Trường hợp 2: Nhãn hiệu chưa đăng ký hoặc đang chờ được cấp văn bằng bảo hộ, phát hiện có tổ chức làm giả, làm nhái nhãn hiệu đó.

Luật sở hữu trí tuệ hiện hành không có những cơ chế cụ thể để bảo vệ Quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu) trong trường hợp này, bởi lẽ nó là tài sản vô hình nên rất dễ bị các chủ thể khác xâm phạm. Cách duy nhất để bảo vệ nhãn hiệu của mình tránh bị xâm phạm là nhanh chóng thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ).

Trường hợp đã đăng ký bảo hộ nhưng chưa được cấp văn bằng, trong thời gian này, chủ sở hữu cần thu thập các thông tin liên quan như chứng cứ chứng minh nhãn hiệu đó thuộc quyền sở hữu của mình (thời gian tạo ra, thời gian đưa vào hoạt động, nhiều người biết đến nhãn hiệu đó,…); thu thập các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu của mình bị xâm phạm;… Để sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu nhanh chóng khởi kiện vụ việc ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Lưu ý: Khi chủ sở hữu chưa có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ thể xâm phạm đã có được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chấp nhận nhãn hiệu của mình bị xâm phạm mà không có cơ chế để xử lý thỏa đáng vì theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, nhãn hiệu được bảo hộ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên “văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ”.


5. Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề trùng tên thương hiệu theo quy định pháp luật hiện hành.

Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI BÁO GIÁ CHI TIẾT

Scroll to Top
Mục lục