Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định như thế nào?

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhất bảo vệ doanh nghiệp khi có tranh chấp về nhãn hiệu xảy ra nhằm chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình. Theo đó, văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu ghi nhận các thông tin quan trọng liên quan đến nhãn hiệu như chủ sở hữu, nhóm ngành bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thời gian bảo hộ… Do đó, tìm hiểu về văn bằng bảo hộ là điều cần thiết đối với mỗi người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy Việt Nam chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định như thế nào? cho quý khách hàng.


1. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Căn cứ Khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo đó có thể hiểu đây là một trong những loại văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu của nhãn hiệu, đối tượng, phạm vi và thời gian bảo hộ. Là loại giấy tờ quan trọng trong công tác xác minh được đâu là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu. Có thể xem đây là chứng từ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ tư cách của chủ thể sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký.

Trên giấy chứng nhận này sẽ thể hiện:

  • Số đăng ký
  • Chủ giấy chứng nhận: Tên, địa chỉ
  • Số đơn
  • Ngày nộp đơn
  • Cấp theo quyết định số
  • Hiệu lực của giấy chứng nhận: Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn.
  • Mẫu nhãn hiệu được đăng ký

Mỗi đơn đăng ký yêu cầu cấp giấy chứng nhận chỉ cho một nhãn hiệu nhưng có thể dùng cho một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau.


2. Phạm vi có hiệu lực

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Phạm vi hiệu lực

3. Thời hạn của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Khác với các văn bằng khác, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu được gia hạn đều đặn thì sẽ được bảo hộ liên tục, không giới hạn thời gian có hiệu lực.


4. Duy trì, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực. Thời gian để gia hạn hiệu lực là 6 tháng trước khi văn bằng hết hiệu lực. Nếu quá thời hạn trên thì sau 6 tháng kể từ ngày hết hạn để tiến hành gia hạn hiệu lực. Lưu ý nếu gia hạn sau khi giấy chứng nhận hết hiệu lực càng trễ thì mức phí người chủ văn bằng phải chịu là càng cao. Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu


5. Chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

  • Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
  • Chủ văn bằng không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp;
  • Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc ngƣời được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
  • Vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

6. Hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

  • Phát hiện người nộp đơn đăng ký không có quyền đối với việc đăng ký nhãn hiệu.
  • Không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ.
  • Có yêu cầu trong các trường hợp được luật quy định.

Mọi quyết định về việc cấp, chấm dứt, hủy bỏ, sửa đổi giấy chứng nhận đều phải được công bố theo đúng trình tự và thủ tục.


7. Căn cứ pháp lí

  • Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định như thế nào? Hiện nay, Luật Quang Huy là địa chỉ tư vấn các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu với đội ngũ tư vấn viên chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ làm hài lòng khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top