Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.
Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ – thông tin nhu cầu chuyển giao công nghệ rất là lớn.
Bởi thế, giao dịch chuyển giao công nghệ dường như không hề xa lạ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể tham giao dịch này đều có hiểu biết pháp lý để đảm bảo được quyền lợi của mình.
Sau đây, Luật Quang Huy xin hướng dẫn mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ là gì?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa hợp đồng chuyển giao công nghệ là gì.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thực tế có thể hiểu:
Hợp đồng chuyển giao công nghệ là hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân chuyển giao cho nhau các đối tượng sở hữu công nghiệp như bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật…
2. Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ
Dưới đây là mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ:
TẢI MẪU HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ
Khi soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ cần lưu ý các điều khoản sau để soạn thảo hợp đồng đúng quy định pháp luật và phù hợp với nhu cầu các bên giao kết:
(1) Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
(2) Có thể là:
- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
(3) Xử lý vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Phạt vi phạm;
- Bồi thường thiệt hại;
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
- Hủy bỏ hợp đồng;
- Biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp vi phạm không cơ bản hợp đồng chuyển giao công nghệ thì không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Các bên có thể thỏa thuận hạn chế mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc áp dụng chế tài quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
(4) Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
4. Quy định về hợp đồng chuyển giao công nghệ
4.1 Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển giao công nghệ là những điều khoản không thể thiếu được. Trong hợp đồng chuyển giao công nghệ cần quy định các điều khoản cơ bản sau:
- Tên công nghệ được chuyển giao.
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Phương thức chuyển giao công nghệ.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Giá, phương thức thanh toán.
- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
- Phạt vi phạm hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
4.2 Hình thức hợp đồng chuyển giao công nghệ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật chuyển giao công nghệ 2017:
Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
Như vậy, theo quy định trên hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được thành lập văn bản hoặc các hình thức khác được coi là giao dịch văn bản như thư điện tử, tin nhắn,…
4.3 Đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ
Cần xác định rõ đối tượng chuyển giao. Đối tượng chuyển giao có thể là:
- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
- Phương án, quy trình công nghệ, giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
- Máy móc, thiết bị đi kèm;
- Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Thông tin cụ thể đối tượng chuyển giao: chất lượng, chức năng, công dụng, tiêu chuẩn, thông tin về đăng ký sở hữu công nghiệp (nếu có),…
Trên đây là Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ các bạn có thể tham khảo cách viết, cách soạn thảo và trình bày.
Nếu còn thắc mắc về nội dung hay cách thức trình bày bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp, hướng dẫn chi tiết.
Trân trọng./.