Mẫu hợp đồng đào tạo

Mẫu hợp đồng đào tạo
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Xã hội không ngừng phát triển, đòi hỏi con người phải thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng để theo kịp với sự phát triển không ngừng đó.

Xuất phát từ thực tiễn này, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề là một trong những yêu cầu cần thiết và được ưu tiên trước tiên đối với mọi đối tượng.

Và khi các cơ quan, tổ chức tiến hành đào tạo cho cán bộ, công nhân viên, người lao động của mình thì thường giao kết hợp đồng đào tạo.

Khi đó sử dụng mẫu hợp đồng đào tạo nào? Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ thông tin đến bạn về vấn đề này.


1. Hợp đồng đào tạo là gì?

Hợp đồng đào tạo là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc đào tạo người lao động để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Thông thường, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ tổ chức các khóa đào trước khi giao kết hợp đồng lao động để trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc sẽ thực hiện sắp tới, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như các mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai.

Hợp đồng đào tạo cũng có thể được các bên ký kết trong quá trình làm việc.

Thực tế, hợp đồng đào tạo có thể được gọi với nhiều cái tên khác nhau như hợp đồng đào tạo nghề, hợp đồng học nghề,…


2. Mẫu hợp đồng đào tạo

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng đào tạo nghề, buộc các bên giao kết phải tuân theo.

Do đó, các bên có thể tự thỏa thuận về các điều khoản mình cho là cần thiết trong hợp đồng để đạt được mục đích đã đặt ra.

Dưới đây, Luật Quang Huy cung cấp mẫu hợp đồng đào tạo để quý bạn đọc tham khảo:

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO


3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đào tạo

Khi soạn thảo hợp đồng đào tạo, bạn cần lưu ý các nội dung sau đây:

  • Phần thông tin cơ bản của các bên: Bạn cần ghi thông tin cụ thể của các bên trong quan hệ giao kết hợp đồng đào tạo như tên, thông tin giấy tờ của chủ thể đó, địa chỉ, cách thức liên lạc cũng như các thông tin khác cần thiết để cá biệt hóa chủ thể đó.
  • Phần thông tin về chương trình đào tạo:

Đây là nội dung quan trọng của hợp đồng này.

Ở đây cần thể hiện rõ các thông tin về khóa đào tạo, nội dung đào tạo, các công việc cần thực hiện, thời gian, địa điểm đào tạo cũng như các thông tin khác có liên quan để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng sau này.

  • Phần thông tin về chi phí đào tạo:

Đây là nội dung không thể thiếu trong hợp đồng đào tạo.

Chi phí thường do phía người sử dụng lao động chi trả cho người lao động.

Việc ghi rõ kinh phí đào tạo cũng là căn cứ để giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh sau này.

  • Phần thông tin về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng:

Các bên có thể thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong thời gian giao kết, thực hiện hợp đồng đào tạo.

Về phía người lao động, thông thường là các nội dung về chấp hành quy chế đào tạo, về tiền lương trong thời gian đào tạo, nghĩa vụ sau khi đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo,…

Về phía người sử dụng lao động, các quyền và nghĩa vụ thường đề cập đến việc tạo điều kiện, môi trường đào tạo, công việc sau đào tạo, về khoản kinh phí đào tạo,…

  • Các điều khoản khác: Các bên có thể thỏa thuận nội dung khác liên quan đến hợp đồng này.
  • Ký xác nhận với các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo.

4. Các loại hợp đồng đào tạo

Có nhiều tên gọi khác nhau của hợp đồng cam kết đào tạo, chẳng hạn như:

Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà các bên có thể lựa chọn tên gọi hợp đồng đào tạo phù hợp.


5. Quy định về hợp đồng đào tạo

5.1 Chủ thể hợp đồng đào tạo

Chủ thể của hợp đồng đào tạo là người lao động/người làm việc ở cơ quan, tổ chức và người sử dụng lao động/cơ quan/tổ chức.

Tức là giữa các bên có mối quan hệ lao động hoặc làm việc. Và việc đào tạo này phục vụ cho công việc giữa các bên.

5.2 Nội dung hợp đồng đào tạo

Nội dung của hợp đồng đào tạo thường bao gồm các nội dung sau đây;

  • Nội dung chương trình đào tạo;
  • Địa điểm và thời hạn đào tạo;
  • Chi phí đào tạo
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Các thỏa thuận khác.

Về cơ bản, các bên có thể thỏa thuận thêm về các nội dung liên quan. Tuy nhiên, cần đảm bảo thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

5.3 Hình thức hợp đồng đào tạo

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng đào tạo.

Thực tế có thể giao kết dưới một trong hai hình thức sau:

  • Hợp đồng đào tạo bằng lời nói: Thường được sử dụng trong trường hợp đào tạo đơn giản và ngắn hạn.
  • Hợp đồng đào tạo bằng văn bản:

Đây là hình thức hợp đồng khuyến khích sử dụng để làm căn cứ thực hiện hợp đồng.

Hình thức này nên được sử dụng trong mọi trường hợp, không phân biệt nội dung đào tạo hay thời hạn của hợp đồng đó.


Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về mẫu hợp đồng đào tạo.

Nếu còn vướng mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top