Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

Hình phạt tù của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm phổ biến và có mức độ nguy hiểm nhất trong số các loại tội phạm ma túy ở Việt Nam hiện nay.

Vậy phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là gì?

Hình phạt cho hành vi này được pháp luật quy định như thế nào?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn những quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có thể phải chịu hình phạt gì để bạn có thể tham khảo.


Tổng quan về bài viết

1. Điều 254 Bộ luật Hình sự quy định về tội gì?

Điều 254 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.


2. Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là gì?

Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là những vật được sản xuất ra với chức năng chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hay tuý được sản xuất ra với mục đích khác, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.


3. Hình phạt của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

3.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là tù có thời hạn.

Cụ thể:

3.1.1 Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Nếu bạn phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.

3.1.2 Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Có số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;
  • Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
  •  Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
  • Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt tù của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
Hình phạt tù của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

Việc xác định hình phạt cụ thể với tội phạm này đối với người chưa nắm vững toàn bộ kiến thức pháp luật, không có kinh nghiệm về xét xử là không đơn giản.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt nêu trên, Tòa án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và nhân thân người phạm tội.

Do đó, để xác định được các tình tiết có lợi hay bất lợi cho người phạm tội, xác định được mức phạt cụ thể nhất, bạn nên tìm đến những Luật sư uy tín, có thâm niên, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại Luật Quang Huy, các Luật sư đa phần đều từng là Thẩm phán với kinh nghiệm nhiều năm xét xử cũng đã từng là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 1900 6588.

3.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài những hình phạt chính, nếu bạn phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng,
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ,
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm,
  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ 01 năm đến 10 năm, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


4. Cấu thành tội phạm của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

Việc phân tích cấu thành tội phạm là cơ sở để phân biệt tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy với những tội phạm về ma túy khác.

Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án kết án một người có phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hay không.

Cấu thành tội phạm bao gồm 04 yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan.

4.1 Chủ thể tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm.

4.2 Khách thể tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

Khách thể của sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước đối với chất ma tuý. Hiện nay, việc sản xuất, bảo quản, mua bán,… một số chất ma tuý để sản xuất sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh dưới dạng thuốc tân dược và được quy định rất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu quản lý, bán và sử dụng.

Cấu thành tội phạm của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
Cấu thành tội phạm của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

4.3 Mặt chủ quan tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

Người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thực hiện hành vi phạm tội của mình do lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.

Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp phương tiện, dụng cụ được sản xuất ra sử dụng vào mục đích thông thường, nếu không chứng minh được người phạm tội biết dùng phương tiện, dụng cụ đó vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý thì không truy cứu trách nhiệm hình sự họ về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

4.4 Mặt khách quan tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

Hành vi khách quan của tội phạm này gồm một trong 04 hành vi:

  • Có hành vi sản xuất các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy,
  • Có hành vi tàng trữ các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy,
  • Có hành vi vận chuyển các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy,
  • Có hành vi mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt:

  • Chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;
  • Người lần đầu sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và chỉ dùng các phương tiện, dụng cụ này để bản thân họ sử dụng trái phép chất ma túy, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính. Trường hợp đã bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu cần hỗ trợ để biết trường hợp của bạn hay người thân của bạn có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


5. Phân biệt tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

5.1 Khái niệm

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy: là hành vi chế tạo, cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

5.2 Đặc điểm

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm 04 hành vi:

  • Sản xuất các phương tiện, dụng cụ,
  • Tàng trữ các phương tiện, dụng cụ,
  • Vận chuyển các phương tiện, dụng cụ,
  • Mua bán các phương tiện, dụng cụ.

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy gồm các hành vi:

  • Tàng trữ trái phép tiền chất,
  • Vận chuyển trái phép tiền chất,
  • Mua bán trái phép tiền chất,
  • Bán trái phép tiền chất,
  • Mua tiền chất nhằm bán lại trái phép cho người khác,
  • Xin tiền chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác,
  • Chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý.

5.3 Xử lý

Điều 254 Bộ luật Hình sự 2015 quy định 03 khung hình phạt đối với người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy:

  • Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm,
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm,
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng

Điều 253 Bộ luật Hình sự 2015 quy định 05 khung hình phạt đối với người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy như sau:

  • Phạt tù từ 01 năm đến 06 năm,
  • Phạt tù từ 06 năm đến 13 năm,
  • Phạt tù từ 13 năm đến 20 năm,
  • Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân,
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài các hình phạt chính nêu trên, hình phạt bổ sung cho 02 loại tội phạm này là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


6. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP.

Nội dung bài viết trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Nếu bài viết chưa cung cấp đầy đủ được thông tin theo như cầu cho bạn hoặc bạn còn những thắc mắc có liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ trực tiếp với Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Với vai trò của một công ty có kinh nghiệm là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước, Luật Quang Huy luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn.

Trân trọng!

5/5 - (5 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top