Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Nếu bạn đang tìm hiểu về khái niệm dấu hiệu định tội là gì cũng như pháp luật quy định như thế nào về định tội trong tội phạm hoàn thành? Hãy theo dõi bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những vấn đề đó nhé.
1. Dấu hiệu định tội là gì?
Dấu hiệu định tội là dấu hiệu dùng để mô tả một tội phạm cụ thể trong luật và cho phép phân biệt tội này với tội khác.
Dấu hiệu định tội là những dấu hiệu đặc trưng điển hình, phản ánh được đầy đủ tính chất nguy hiểm của một tội phạm và đủ cho phép phân biệt tội phạm đó với các tội phạm khác. Đó là những dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản của một tội.
Dấu hiệu định tội thường có ở tất cả các cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm:
- Dấu hiệu về chủ thể sẽ có: chủ thể thường hoặc chủ thể đặc biệt;
- Dấu hiệu hành vi khách quan: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.
- Hành vi hành động là trường hợp chủ thể làm một việc mà Luật Hình sự đã có quy định cấm. Phần lớn các tội phạm cụ thể quy định trong Bộ Luật Hình sự được thực hiện bằng phương pháp hành động.
- Hành vi không hành động là trường hợp chủ thể có nghĩa vụ thực hiện một hoạt động nhất định nhưng họ đã không thực hiện nghĩa vụ trong khi có điều kiện thực hiện nghĩa vụ đó. Điển hình là hành vi trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ quân sự, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước, thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn…
- Dấu hiệu lỗi sẽ có: lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp hoặc trường hợp hỗn hợp lỗi.
- Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm vì tội phạm nào cũng được thực hiện do cố ý hoặc vô ý.
- Lỗi cố ý gián tiếp được quy định tại Khoản 2, Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 theo đó: Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Lỗi cố ý gián tiếp được quy định tại khoản 2, Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 theo đó: Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Lỗi hỗn hợp là trường hợp trong một cấu thành tội phạm có hai loại lỗi cố ý và vô ý đối với các tình tiết khách quan khác nhau.
Ngoài ra, còn có thể có dấu hiệu định tội khác và dấu hiệu này chỉ có ở một số tội phạm nhất định. Những dấu hiệu đó có thể là:
- Đặc điểm của đối tượng tác động như dấu hiệu tài sản bị giao nhầm hoặc do tìm được, bắt được… là dấu hiệu định tội của tội chiếm giữ trái phép tài sản…;
- Đặc điểm của phương tiện phạm tội như dấu hiệu của tội đưa hối lộ phải là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
- Đặc điểm của địa điểm phạm tội như dấu hiệu qua biên giới là dấu hiệu định tội của tội buôn lậu…;
Bên cạnh đó, bạn cần phân biệt dấu hiệu định tội với dấu hiệu định khung. Dấu hiệu định tội dùng để mô tả và để phân biệt tội này với tội khác còn dấu hiệu định khung dùng để mô tả và để phân biệt giữa các trường hợp phạm tội có tính nguy hiểm khác nhau.
2. Dấu hiệu định tội trong tội phạm hoàn thành
Trong Bộ luật hình sự không có một khái niệm nào về tội phạm hoàn thành.
Việc xác định đúng thời điểm tội phạm hoàn thành có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm hình sự của tội phạm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng phạm, phòng vệ chính đáng.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo dấu hiệu định tội trong tội phạm hoàn thành dưới đây:
- Là trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.
- Tội phạm hoàn thành khi hành vi của người phạm tội đã có đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó. Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa. Khi tội phạm hoàn thành thì có thể người phạm tội đã đạt được hoặc chưa đạt được mục đích của mình.
- Khi xác định trường hợp phạm tội với lỗi cố ý đã hoàn thành hay chưa, chỉ cần kiểm tra hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay chưa.
- Nếu đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì là tội phạm hoàn thành.
- Ngược lại, nếu chưa thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm thì tội phạm chưa hoàn thành.
- Thời điểm tội phạm hoàn thành khi nào tùy thuộc vào việc xây dựng các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Ví dụ: đối với tội cướp tài sản, chỉ cần người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực thì tội phạm được xem là đã hoàn thành; nhưng đối với tội trộm cắp thì tội phạm chỉ được xem là hoàn thành khi người phạm tội đã lấy được tài sản của người khác
Dựa vào đặc điểm của các loại cấu thành tội phạm, có thể rút ra được kết luận về thời điểm hoàn thành của các loại tội có cấu thành vật chất, cấu thành hình thức và cấu thành cắt xén như sau:
- Tội phạm có cấu thành vật chất hoàn thành khi người phạm tội đã gây hậu quả của tội phạm. Ví dụ: đối với tội giết người thì tội phạm hoàn thành khi hậu quả chết người đã xảy ra.
- Tội phạm có cấu thành hình thức hoàn thành ngay khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm tội. Ví dụ: đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội phạm hoàn thành ngay khi người phạm tội có hành vi bắt cóc, không cần hậu quả chiếm đoạt tài sản xảy ra.
- Tội phạm có cấu thành cắt xén hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động bất kỳ nhằm thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ: đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội phạm hoàn thành ngay khi người phạm tội có hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, không cần việc thành lập tổ chức đã hoàn thành.

3. Dấu hiệu định tội của tội giết người
3.1. Dấu hiệu khách quan của tội giết người
Dấu hiệu khách quan của tội giết người là hành vi làm người khác chết.
Điều kiện cần là hành vi có sự kiểm soát và điều khiển của ý thức.
Điều kiện đủ là hành vi có kết quả làm chết người được thực hiện bằng hành động hoặc không. Cụ thể:
- Hành vi là hành động: Trực tiếp dùng hành động tác động đến nạn nhân, làm nạn nhân mất mạng (đâm, chém, bóp cổ, đầu độc, đốt nhà, đánh,…).
- Hành vi không là hành động: Thấy rõ nạn nhân có nguy cơ tử vong, bản thân lại có thể cứu sống họ nhưng không làm. Chẳng hạn như các bác sĩ cố tình không cho người bệnh uống thuốc.
Tội giết người sẽ cấu thành nếu hành vi giết người là nguyên nhân trực tiếp khiến nạn nhân tử vong hoặc là hành vi trái pháp luật (có một số hành vi giết người không được xem là trái pháp luật như: thi hành án tử hình, phòng vệ chính đáng,….).
3.2. Dấu hiệu chủ quan của tội giết người
Mặt chủ quan của tội giết người là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp làm nạn nhân chết.
3.3. Dấu hiệu khách thể của tội giết người
Những hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng, tước đi mạng sống của một con người chính là dấu hiệu khách thể của tội giết người.
3.4. Dấu hiệu chủ thể của tội giết người
Chủ thể của hành vi giết người là bất cứ ai có đủ năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong đó:
- Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi trở lên.
- Người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự là người không bị tâm thần, không mắc các chứng về rối loạn tâm lý, nhận thức.
- Nếu chủ thể giết người khi được xác định là đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự nhưng sau đó lại mắc bệnh về nhận thức thì phải chữa trị và vẫn chịu trách nhiệm hình sự.
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về dấu hiệu định tội. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.