Chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Một trong các giai đoạn của phạm tội hình sự chính là chuẩn bị phạm tội, vậy chuẩn bị phạm tội là gì, chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không, hay chuẩn bị phạm tội có gì khác biệt so với phạm tội chưa đạt?

Để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này Luật Quang Huy chúng tôi xin gửi đến bạn bài viết về vấn đề chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự như sau:


1. Chuẩn bị phạm tội là gì?

Khái niệm chuẩn bị phạm tội được nhắc đến trong khoản 1 Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cụ thể:

Chuẩn bị phạm tội là việc một người tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm; hoặc thành lập, tham gia hội, nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.


2. Chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Chuẩn bị phạm tội là ở giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành, nên mức độ gây nguy hiểm cho xã hội chưa nhiều.

Tuy nhiên, ở một số tội phạm mang tính chất nghiêm trọng, để đảm bảo tính răn đe của pháp luật, nhiều trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Cụ thể các trường hợp chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

  • Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108).
  • Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109).
  • Tội gián điệp (Điều 110).
  • Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111).
  • Tội bạo loạn (Điều 112).
  • Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113).
  • Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114).
  • Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117).
  • Tội phá rối an ninh (Điều 118).
  • Tội chống phá trại giam (Điều 119).
  • Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120).
  • Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121).
  • Tội giết người (Điều 123).
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134).
  • Tội cướp tài sản (Điều 168).
  • Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169).
  • Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207).
  • Tội khủng bố (Điều 299 ).
  • Tội tài trợ khủng bố (Điều 300).
  • Tội bắt cóc con tin (Điều 301).
  • Tội cướp biển (Điều 302).
  • Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303).
  • Tội rửa tiền (Điều 324).

Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội đối với các tội phạm:

  • Tội giết người (Điều 123)
  • Tội cướp tài sản (Điều 168).

3. Phân biệt chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt

Cả chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đều được coi là trường hợp tội phạm chưa hoàn thành và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ở hai giai đoạn này việc phạm tội bị dừng lại đều là do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể thực hiện hành vi, chứ không phải xuất phát từ ý chí của chủ thể.

Phân biệt chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt
Phân biệt chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau nhưng giữa chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt vẫn có những điểm khác biệt để phân biệt được chúng như sau:

3.1 Về khái niệm

  • Chuẩn bị phạm tội: là việc một người tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm, hoặc thành lập, tham gia hội, nhóm tội phạm để phạm tội.
  • Phạm tội chưa đạt: là hành vi cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội.

3.2 Về cơ sở pháp lý

  • Chuẩn bị phạm tội: Quy định ở Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Phạm tội chưa đạt: Quy định ở Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

3.3 Về vị trí, giai đoạn trong quá trình thực hiện phạm tội

  • Chuẩn bị phạm tội: Đây là giai đoạn đầu của hành động phạm tội, cũng chính là bước tiếp theo để cụ thể hóa ý định phạm tội của người phạm tội
  • Phạm tội chưa đạt: Đây là bước cuối của việc thực hiện phạm tội, hành vi phạm tội đã được thực hiện, chỉ là do nguyên nhân khách quan nên không dẫn đến kết quả phạm tội thành như người phạm tội mong muốn.

3.4 Về hành vi

  • Chuẩn bị phạm tội: Người phạm tội mới chỉ thực hiện những hành vi tạo ra các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhanh chóng về sau chứ chưa bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội do đó chưa có hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ.
  • Phạm tội chưa đạt: Ở đây chủ thể đã thực sự tiến hành thực hiện hành vi phạm tội, các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ đã bắt đầu bị xâm hại gây hậu quả xấu cho xã hội.

3.5 Về trách nhiệm hình sự

  • Chuẩn bị phạm tội: Người thực hiện phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm khi thực hiện các hành vi quy định tại khoản 2, 3 Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Phạm tội chưa đạt: tất cả các trường hợp phạm tội chưa đạt đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy xét về tính chất, mức độ thì phạm tội chưa đạt có tính chất nghiêm trọng hơn so với chuẩn bị phạm tội, do vậy, hình phạt áp dụng cũng sẽ nghiêm khắc hơn để đảm bảo tính răn đe của luật.


4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề chuẩn bị phạm tội trong hình sự.

Nếu bài viết chưa giải đáp được toàn bộ thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ một cách rõ ràng nhất.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top