Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!

Không phải trong mọi trường có tranh chấp về đất mà các chủ thể đều tiến hành khởi kiện ra Tòa án. Trong một số trường hợp nhất định, các bên tranh chấp sẽ lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để giảm thiểu chi phí và thủ tục hành chính.

Vậy mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai và cách viết đơn giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành là gì? Khi nào thì các bên sử dụng đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai? Đơn giải quyết tranh chấp đất đai nộp cho ai?

Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ phân tích và chỉ rõ để các bạn hiểu những vấn đề được đề cập phía trên.


1. Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Dưới đây, Luật Quang Huy giới thiệu đến các bạn một mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng quy định pháp luật hiện hành:

[su_button url=”https://drive.google.com/uc?id=1r4SbTY9-KbzO5q1PGaUutxAVqH6hnbym&export=download” target=”blank” style=”3d” background=”#9A1C24″ color=”#F2AF1B” size=”7″ radius=”10″]TẢI MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI[/su_button]


2. Cách làm đơn tranh chấp đất đai

Để viết được một đơn giải quyết tranh chấp đất đai đúng và hợp pháp, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Đối với mục kính gửi: Tại mục này, bạn điền thông tin Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp.
  • Đối với mục thông tin người làm đơn, bạn điền đúng thông tin nhân thân của cá nhân, trong trường hợp người làm đơn không thể tự mình thực hiện được mà phải thông qua người đại diện thì thông tin của người đại diện cũng phải được đề cập rõ trong đơn giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Đối với phần nội dung tranh chấp đất đai: Nội dung này bạn cần ghi ngắn gọn, súc tích, mạch lạc nhưng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin quan trọng liên quan đến tranh chấp, gồm: sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai theo trình tự thời gian và nội dung tranh chấp giữa 02 bên liên quan đến diện tích đất tranh chấp.
  • Đối với nội dung yêu cầu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Đây là phần mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ để đưa ra phương án giải quyết cho bạn, vì vậy người làm đơn cần xác định đúng yêu cầu giải quyết tranh chấp (yêu cầu chính, trọng tâm) tránh lan man sang những yêu cầu khác không nằm trong thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân xã.

Ví dụ: Trong trường hợp của bạn là tranh chấp về ranh giới thửa đất, người có quyền sử dụng đất. Do đó khi viết đơn cần nêu rõ yêu cầu giải quyết tranh chấp ở đây là xác định người có quyền sử dụng đối với phần diện tích tranh chấp; xác định lại ranh giới thửa đất.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

3. Sử dụng đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai khi nào?

Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai được sử dụng khi các bên tranh chấp thống nhất lựa chọn giải quyết tranh chấp của mình tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền mà không khởi kiện tại Tòa án. Theo luật đất đai 2013, trong các trường hợp sau, Ủy ban nhân dân các cấp có quyền giải quyết tranh chấp đất đai của người dân:

  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
  • Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Đơn giải quyết tranh chấp đất đai nộp cho ai?

Như đã phân tích kể trên, đơn giải quyết tranh chấp đất đai được sử dụng trong trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân các cấp. Vì vậy, đơn giải quyết tranh chấp sẽ được nộp tại phòng tiếp công dân hoặc bộ phận một cửa tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân được xác định như sau:

  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
  • Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

5. Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai 2013.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất mà bạn quan tâm.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn pháp luật về các vấn đề liên quan tới tranh chấp đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi có tranh chấp đất đai xảy ra trong cả nước.

Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật đất đai qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!
4.6/5 - (5 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top