Quy định pháp luật chia tách doanh nghiệp

Quy định pháp luật chia tách doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua hotline 09.678910.86 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp!

Chia tách doanh nghiệp là hoạt động diễn ra khá phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay.

Vậy các đối tượng thực hiện chia tách doanh nghiệp là gì, thủ tục chia tác doanh nghiệp được thực hiện như thế nào, và giữa chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp có điểm khác biệt gì không?

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây Luật Quang Huy xin gửi đến bạn bài viết về Quy định pháp luật chia tách doanh nghiệp như sau:


1. Đối tượng được chia tách doanh nghiệp

Đối tượng doanh nghiệp được thực hiện chia tách được quy định tại Điều 198, Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạncông ty cổ phần.

Như vậy hiện nay theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có 4 loại hình doanh nghiệp là: công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần thì hiện nay chỉ có công ty TNHH và công ty cổ phần được thực hiện chia, tách doanh nghiệp.


2. Chia doanh nghiệp

2.1 Trường hợp chia doanh nghiệp

Chia doanh nghiệp được hiểu là công ty TNHH, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. Việc chia doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị chia.

Theo đó, có 3 trường hợp chia doanh nghiệp đó là:

  • Chia một phần cổ phần, phần vốn góp cùng với tài sản tương ứng của các cổ đông, thành viên được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.
  • Chia toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của một hoặc một số cổ đông, thành viên được chuyển sang cho các công ty mới.
  • Hoặc kết hợp cả hai trường hợp ở trên.

2.2 Hồ sơ chia doanh nghiệp

Để thực hiện chia doanh nghiệp, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp mới.
  • Điều lệ của công ty mới.
  • Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập của công ty mới (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần).
  • Biên bản họp của của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 02 thành viên trở lên về việc chia công ty.
  • Nghị quyết chia doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị chia.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
  • Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu) còn hạn đối với thành viên là cá nhân.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức, kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

2.3 Thủ tục chia doanh nghiệp

Thủ tục chia doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Nghị quyết, quyết định chia công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập.
  • Nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty.
  • Phương án sử dụng lao động.
  • Cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập.
  • Nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ của công ty bị chia.
  • Thời hạn thực hiện chia công ty.
  • Nghị quyết, quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết.
  • Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết, quyết định chia công ty.

Quy định pháp luật chia tách doanh nghiệp
Quy định pháp luật chia tách doanh nghiệp

3. Tách doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp được quy định tại Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

3.1 Trường hợp tách doanh nghiệp

Có 3 trường hợp tách doanh nghiệp:

  • Tách một phần cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông, thành viên cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp được tách sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.
  • Tách toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của một hoặc một số cổ đông, thành viên cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới.
  • Kết hợp cả hai trường hợp ở trên.

3.2 Hồ sơ tách doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty, cổ đông sáng lập (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần).
  • Nghị quyết tách công ty.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
  • Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu) còn hạn đối với thành viên là cá nhân.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức, kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị tách
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị tách

3.3 Thủ tục tách doanh nghiệp

Thủ tục tách doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Nghị quyết, quyết định tách công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách.
  • Tên công ty được tách sẽ thành lập.
  • Phương án sử dụng lao động.
  • Cách thức tách công ty.
  • Giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách.
  • Thời hạn thực hiện tách công ty.
  • Nghị quyết, quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết.
  • Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật.

4. So sánh chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp

4.1 Điểm giống nhau chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp

Giữa chia và tách doanh nghiệp có các điểm giống nhau như sau:

  • Về đối tượng: cả chia và tách doanh nghiệp có chung đối tượng là Công ty và Công ty cổ phần.
  • Về loại hình doanh nghiệp: sau khi chia, tách các công ty mới vẫn cùng loại với công ty bị chia, bị tách. Ví dụ Công ty TNHH A có thể chia thành Công ty TNHH B và Công ty TNHH C, hai công ty mới được chia ra là B và C vẫn cùng loại với công ty A ban đầu.
  • Về trách nhiệm: Sau khi chia, tách vẫn các công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính của công ty trước khi chia, tách.
  • Về hồ sơ, thủ tục: Hồ sơ chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp về cơ bản là tương tự nhau, thủ tục đều phải trải qua các bước họp thống nhất, gửi nghị quyết chia/tách doanh nghiệp đến tất cả các chủ nợ và người lao động trong thời hạn 15 ngày, sau đó thông qua điều lệ, bầu và bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và các thành viên mới; đăng ký kinh doanh công ty mới.

4.2 Phân biệt chia tách hợp nhất sáp nhập doanh nghiệp

Giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp có những điểm khác biệt như sau:

Về khái niệm:

  • Chia doanh nghiệp: Chia doanh nghiệp được hiểu là công ty TNHH, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. Việc chia doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị chia. (khoản 1 Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020)
  • Tách doanh nghiệp: Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. (khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020)

Về hậu quả pháp lý:

  • Chia doanh nghiệp: thành lập doanh nghiệp mới, sau khi doanh nghiệp mới được nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp bị chia sẽ chấm dứt tồn tại. (khoản 4 Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020).
  • Tách doanh nghiệp: Doanh nghiệp mới thành lập không làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bị tách mà đều tồn tại và hoạt động. Phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. (khoản 4 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020).

Về mục đích:

  • Chia doanh nghiệp: Thành lập hai hoặc nhiều công ty TNHH hay công ty cổ phần mới (số lượng công ty mới là từ 2 trở lên).
  • Tách doanh nghiệp: Thành lập một hoặc một số công ty TNHH hay công ty cổ phần mới (số lượng công ty mới có thể là 1).

Về cách thức tiến hành:

  • Chia doanh nghiệp: Chia các cổ đông, thành viên, tài sản của công ty. Ví dụ công ty A chia thành 2 công ty mới là B và C: Công ty TNHH A => Công ty TNHH B + Công ty TNHH C
  • Tách doanh nghiệp: Chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có. Ví dụ: công ty A tách ra thành công ty A và công ty B: Công ty Cổ phần A => Công ty TNHH A + Công ty TNHH C. Sau khi tác ra, công ty A vẫn hoạt động mà chỉ chuyển giao một phần quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty B.

5. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề Quy định pháp luật chia tách doanh nghiệp

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top