Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua Tổng đài 1900.6671 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp miễn phí!

Dưới tác động của hàng loạt yếu tố quốc tế, thị trường trái phiếu của nước ta đang trên đà liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Điều đó cho thấy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang là một trong số những lĩnh vực được nhà nước quan tâm.

Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có những loại trái phiếu doanh nghiệp nào?

Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật Quang Huy đi tìm câu trả lời nhé.


1. Trái phiếu là gì?

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) của tổ chức phát hành đối với người sở hữu.

Trong đó, bút toán là một thuật ngữ kế toán ghi nhận giao dịch vào sổ kế toán. Một bút toán có thể gồm nhiều hạng mục mà mỗi hạng mục có thể là một định khoản nợ hoặc định khoản có.

Nói cách khác, trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể trong một thời gian xác định.

Trái phiếu có thể được doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành để vay vốn dài hạn.

Trái phiếu được phát hành bởi các công ty huy động vốn sẽ gồm có điều khoản cho vay, thời gian thực hiện các khoản thanh toán lãi cũng như thời gian trả gốc.

Thông thường, trái phiếu được phát hành cho nhiều năm và có lãi suất cố định.

Trong từng loại trái phiếu đều có ghi lãi suất của người phát hành cam kết thực hiện trả cho người sở hữu một số tiền lãi vào một ngày được xác định cụ thể.

Lãi suất của trái phiếu là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi với tiền gốc của trái phiếu trong khoảng thời gian nhất định (thường được xác định là 01 năm).

Trái phiếu được mua đi bán lại trên thị trường trái phiếu.


2. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thì trái phiếu doanh nghiệp được đinh nghĩa như sau:

1.“Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Do đó, có thể hiểu, trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành.

Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với chủ sở hữu.

Trái phiếu doanh nghiệp là khoản vay mà các doanh nghiệp thực hiện khi không muốn vay ngân hàng hoặc không muốn phát hành cổ phiếu do chiến lược quản lý vốn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm phân bổ, quản lý, sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu đúng mục và phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và đảm bảo việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu, và hơn nữa là chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin đã công bố và báo cáo tài chính; thực hiện chế độ quản lý tài chính, báo cáo và kế toán thống kê theo quy định của pháp luật.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm và phân loại trái phiếu doanh nghiệp


3. Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Thứ nhất, trái phiếu doanh nghiệp cũng mang tất cả cả các đặc điểm cơ bản của trái phiếu nói chung.

    • Một là, trái phiếu doanh nghiệp là công cụ nợ, mà doanh nghiệp đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

Người cho vay là các nhà đầu tư sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả cho nhà đầu tư theo cam kết đã được xác định trong hợp đồng.

    • Hai là, trái phiếu doanh nghiệp có tính sinh lời. Điều này có nghĩa, khi đầu tư vào trái phiếu, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ thu lại được một khoản lợi tức kỳ vọng trong tương lai.
    • Ba làm trái phiếu doanh nghiệp có tính rủi ro. Khi nền kinh tế có những biến động về lạm phát, lãi suất, tỷ giá,… thì sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp.
    • Bốn là, trái phiếu doanh nghiệp có tính thanh khoản. Trái phiếu doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Mỗi loại trái phiếu doanh nghiệp có khả năng thanh khoản khác nhau.

Trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Thứ hai, trái phiếu doanh nghiệp có những đặc điểm riêng biệt, khác với trái phiếu Chính phủ hay các loại trái phiếu do các chủ thể khác phát hành như sau:

  • Người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty.
  • Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu.
  • Trái phiếu doanh nghiệp có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay.

4. Các loại trái phiếu doanh nghiệp

Theo quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thì hiện nay, có sáu loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến như sau:

  • Một là, trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Đây là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.
  • Hai là, trái phiếu doanh nghiệp xanh. Đây là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
  • Ba là, trái phiếu chuyển đổi. Đây là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.
  • Bốn là, trái phiếu có bảo đảm. Đây là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.
  • Năm là, trái phiếu kèm theo chứng quyền Đây là loại trái phiếu được phát hành cùng với việc phát hành chứng quyền, cho phép nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trước.
  • Sáu là, trái phiếu có thể mua lại trước hạn. Đây là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành kèm với điều khoản cho phép được quyền mua lại trước thời hạn. Giá mua lại thường được doanh nghiệp trả cao hơn mệnh giá.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm và phân loại trái phiếu doanh nghiệp.

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp của  HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY!

Scroll to Top
Mục lục