Hiện nay, từ giao dịch nhỏ đến các giao dịch lớn, người dân đều phải đóng một khoản thuế, phí nhất định. Để đảm bảo cho người dân nắm rõ mức thuế, phí phải đóng là bao nhiêu, Luật Quang Huy đã mở thêm Tổng đài tư vấn luật thuế phí. Nếu bạn cần hỗ trợ về những vấn đề này, liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.
Bạn chưa biết các loại thuế thường gặp chúng có điểm gì giống và khác nhau về bản chất? Hãy theo dõi bảng so sánh các loại thuế trong bài viết dưới đây của Luật Quang Huy để hiểu rõ hơn nhé!
1. Bảng so sánh các loại thuế thường gặp
Hiện nay, có 5 loại thuế chính thường gặp bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
1.1. Điểm giống nhau
Đều là một trong những phương thức thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Là một nguồn điều tiết vào thu nhập của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Người chịu thuế là người phải đều phải trích một phần tài sản để chuyển cho ngân sách Nhà nước mà không thể khước từ hoặc trì hoãn, hay nói cách khác bản chất của hai hình thức thu thuế này đều mang tính chất bắt buộc.

1.2. Điểm khác nhau
Tiêu chí | Thuế giá trị gia tăng | Thuế tiêu thụ đặc biệt | Thuế xuất nhập khẩu | Thuế thu nhập doanh nghiệp | Thuế thu nhập cá nhân |
Phân loại | Thuế gián thu | Thuế gián thu | Thuế gián thu | Thuế trực thu | Thuế trực thu |
Mục đích | Thúc đẩy, phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông phân phối hàng hóa, bảo hộ hợp lý | Hướng dẫn, điều chỉnh hành vi tiêu dùng hàng hóa dịch vụ đặc biệt, xa xỉ phẩm | Điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng và dịch vụ | Tạo cho Nhà nước nguồn thu gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung | Tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, phân phối lại và đảm bảo công bằng xã hội |
Đối tượng nộp | Doanh nghiệp, tổ chức,..(có trong thông tư trích lại) | Doanh nghiệp, tổ chức.. ,..(có trong thông tư trích lại) | Doanh nghiệp, tổ chức,.. ,..(có trong thông tư trích lại)
Trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác thì đơn vị nhận ủy thác là đối tượng chịu thuế |
Tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế | Cá nhân có thu nhập |
Người thực sự chịu ảnh hưởng của thuế | Người tiêu dùng | Người tiêu dùng | Người tiêu dùng | Tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế | Cá nhân có thu nhập chịu thuế |
Đối tượng chịu thuế | Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ở nước ta, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. | Thứ nhất, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Lưu ý: hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này. Thứ hai, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
|
Hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hóa từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước | Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
|
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam |
Đối tượng không chịu thuế | Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi qua các năm 2013, 2014, 2016) | Những loại hàng hóa dưới đây sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu. Hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. Bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hàng trợ giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh; Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; Bao gồm:
Hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu. Trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao. Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch. Và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng. Trường hợp tàu bay, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch. Và không sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng. Thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Xe ô tô cứu thương. Xe ô tô chở phạm nhân. Xe ô tô tang lễ. Xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên. Xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan. Hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan. Hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau. Trừ hai loại hàng hóa sau:
|
Đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
|
Doanh nghiệp có thu nhập thuộc 12 trường hợp sau thì được miễn thuế. Cụ thể:
|
Những đối tượng không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân gồm:
|
2. Tổng hợp công thức các loại thuế thường gặp
2.1. Công thức tổng quát
Giá CIF | + | Thuế nhập khẩu | ||||||
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt | + | Thuế tiêu thụ đặc biệt | + | Thuế bảo vệ môi trường | ||||
Giá tính thuế Giá trị gia tăng | + | Thuế giá trị gia tăng | ||||||
Giá thành / Giá thanh toán |
2.2. Công thức tính thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu
Công thức tính thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:
Thuế xuất nhập khẩu phải nộp | = | Số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu | x | Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị | x | Thuế suất thuế xuất nhập khẩu |
Công thức tính thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối:
Thuế xuất nhập khẩu phải nộp | = | Số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu | x | Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị |
2.3. Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp | = | Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt | x | Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Lưu ý: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt | = | Giá bán (chưa có thuế) giá trị gia tăng – Thuế bảo vệ môi trường |
1+ Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt | = | Giá bán (chưa có thuế giá trị gia tăng) |
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Trong đó:
Giá thanh toán | = | Giá tính thuế (giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt) | + | Tiền Thuế tiêu thụ đặc biệt (giá thanh toán x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt) |
Vậy:
Vậy giá thanh toán | = | Giá tính thuế | x | (1 + thuế suất) |
Lưu ý: Giá thanh toán là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng vẫn có thể có các loại thuế khác.
- Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Giá thanh toán (tiêu thụ đặc biệt) | = | Giá tính thuế nhập khẩu | + | Thuế nhập khẩu (nếu có) |
- Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng, được xác định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt | = | Giá dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng |
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
2.4. Công thức tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế GTGT | = | Giá tính thuế GTGT | x | Thuế suất % |
Trong đó:
- Giá tính thuế là giá bán ra đối với hàng hóa và giá cung ứng dịch vụ đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế GTGT;
- Thuế suất (Gồm các mức 0%, 5%, 10%).
Đối với hàng hóa – dịch vụ mà hóa đơn ghi giá đã có thuế GTGT:
GTT (GTGT) | = | Giá thanh toán |
1+ Thuế suất (%) |
2.5. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | X | Thuế suất |
- Trường hợp doanh nghiệp đã trích lập quỹ phát triển khoa học – công nghệ
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp | = | Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế | – | Phần trích lập quỹ (tối đa không quá 10%) | x | Thuế suất |
- Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc loại thuế tương thự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam. Được trừ nhưng tối đa kô quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | – | Thu nhập được miễn thuế | – | Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu – chi phí | + | Các khoản thu nhập khác |
2.6. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Thu nhập từ kinh doanh
Thuế TNCN phải nộp | = | Doanh thu | X | Thuế suất |
Thu nhập về tiền lương, tiền công
Thuế TNCN phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | X | Thuế suất |
Cách xác định thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế | = | Tổng thu nhập chịu thuế | – | Bảo hiểm | – | Các khoản đc giảm trừ |
2.7. Thu nhập tính thuế của thu nhập khác
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế |
- Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn: Là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư vốn;
Thuế thu nhập chịu thuế phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | X | Thuế suất |
Trong đó: Thuế suất là 5%
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
Thu nhập chịu thuế | = | Giá bán | – | Giá mua | – | Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn |
Cụ thể:
Thuế thu nhập chịu thuế phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | X | Thuế suất |
- Tính thuế đối với thu nhập chuyển nhượng Bất động sản.
Thuế thu nhập chịu thuế phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | X | Thuế suất 2% |
3. Cơ sở pháp lý
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008;
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012;
- Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016;
- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2016.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề so sánh các loại thuế theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn thuế trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.