Thấu hiểu vướng mắc về thủ tục thừa kế, lập di chúc và việc phân chia tài sản, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật thừa kế. Để được tư vấn miễn phí 24/7 về vấn đề này, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 1900.6784.
Ngày nay, các tranh chấp liên quan đến thừa kế diễn ra rất phổ biến.
Việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế thường rất phức tạp và mất thời gian bởi lẽ việc xác định ai là người được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại là rất khó khăn.
Thông thường, những người được hưởng di sản thừa kế sẽ được xác định theo di chúc hoặc được xác định dựa vào hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt mà cháu lại được hưởng di sản thừa kế từ ông bà.
Vì vậy, để tìm hiểu các trường hợp đặc biệt này là những trường hợp nào? Việc xác định người thừa kế trong những trường hợp này được xác định như thế nào?
Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ trình bày về thừa kế thế vị và các vấn đề liên quan.
1. Thừa kế là gì?
Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.
2. Thừa kế thế vị là gì?
Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).
3. Các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị
Căn cứ theo quy định tại điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 thì có 2 trường hợp thừa kế thế vị:
- Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của ông bà.
- Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của cụ.
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ quan hệ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ quan hệ thừa kế theo di chúc.
Bởi lẽ, nếu ông, bà có di chúc định đoạt di sản thừa kế cho bố hoặc mẹ mà bố hoặc mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà thì phần di chúc này sẽ bị vô hiệu và phần di sản mà bố, mẹ được hưởng theo di chúc sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.
Quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị.
Thừa kế thế vị là một chế định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thuộc nhất của người để lại di sản, tránh trường hợp di sản của ông mà cháu không được hưởng lại để cho người khác hưởng.
4. Điều kiện để hưởng thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị là trường hợp thừa kế đặc biệt.
Do vậy, những người thừa kế cũng rất đặc biệt.
Khi xét về hàng thừa kế thì họ không được hưởng di sản, nhưng họ được nhận thay cho bố hoặc mẹ của họ.
Cha mẹ họ là những người đáng ra được hưởng thừa kế nếu còn sống.
Theo quy định thì thừa kế này chỉ đặt ra khi thỏa mãn những điều kiện sau:
- Thừa kế thế vị chỉ được đặt ra trong giới hạn đến đời chắt của người để lại di sản thừa kế.
- Thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản:
Xét theo nguyên tắc thì không thể có trường hợp hai người chết cùng một thời điểm.
Nhưng trên thực tế xảy ra có những trường hợp nhiều người chết trong một tai nạn mà không thể xác định được ai chết trước, ai chết sau.
Vì vậy, buộc phải suy đoán họ chết cùng một thời điểm.
Nếu hai người thừa kế tài sản của nhau mà được coi là chết cùng một thời điểm, thì họ sẽ không được thừa kế của nhau, di sản của mỗi người được chia cho những người thừa kế của họ.
Pháp luật quy định như vậy để việc chia di sản thừa kế được tiến hành bình thường, không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế khác.
Cháu, chắt của người để lại di sản phải còn sống hoặc chưa ra đời nhưng đã thành thai vào thời điểm ông, bà, cụ chết mới được áp dụng chế định thừa kế thế vị.
Xác định như vậy là bởi thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của những người đã chết sang cho những người còn sống. Do vậy, điều kiện để những người được hưởng thừa kế cũng là họ phải còn sống hoặc đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế. Nếu thai nhi sinh ra và còn sống thì được hưởng phần di sản đó, nếu chết trước khi sinh hoặc ngay sau khi sinh thì phần di sản được chia cho những người thừa kế khác.
5. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc mong muốn trợ giúp thêm bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật dân sự qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
Luật sư cho em hỏi ba em mất k để lại di chúc thì di chúc sẽ được chia cho những ng thừa kế thứ nhất. Nhưng nếu sau đó 1 trong những người thừa kế thứ nhất mất thì tài sản chia ntn tiếp theo ạ
Chia thừa kế theo pháp luật khá phức tạp vì liên quan đến nguồn gốc ng để lại di sản và người được thừa hưởng để biết thêm chi tiết thì bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE… Đọc tiếp »