Con nuôi có được thừa kế thế vị không?

Con nuôi có được thừa kế thế vị không?
Thấu hiểu vướng mắc về thủ tục thừa kế, lập di chúc và việc phân chia tài sản, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật thừa kế. Để được tư vấn miễn phí 24/7 về vấn đề này, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 1900.6784.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định khá chi tiết về chế định thừa kế.

Trong đó, chế định này có quy định rõ về thừa kế thế vị.

Vậy thừa kế thế vị là gì? Con nuôi có được thừa kế thế vị không?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp thông tin đến cho bạn đọc quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này.


1. Con nuôi có được thừa kế thế vị không?

Thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 là Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Vậy con nuôi có được thừa kế thế vị không? Đây là thắc mắc của không ít người,xuất phát từ thực tế ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là khi việc nhận con nuôi trở lên rất phổ biến.

Thừa kế thế vị xét trên tổng thể về quan hệ huyết thống, về quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con, cháu của người đó.

Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.

Theo đó, con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 về thừa kế thế vị.

Điều này cũng thống nhất với quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi, Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi.

Như vậy, giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi không có mối quan hệ huyết thống mà chỉ có quan hệ nuôi dưỡng nhau.

Nhưng nếu con nuôi chết trước cha mẹ nuôi thì con của con nuôi vẫn được nhận thừa kế thế vị phần mà con nuôi lẽ ra được hưởng nếu còn sống.

Hoặc trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì con nuôi của người con đó có thể được thừa kế thế vị đối với phần di sản mà người con đó được hưởng nếu còn sống.

Tuy nhiên, cần lưu ý, giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi có tồn tại quan hệ thừa kế thế vị nếu quan hệ nuôi dưỡng đó được pháp luật công nhận.

Tức là họ có đăng ký nhận con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi hoặc được công nhận nuôi con nuôi thực tế.

Trường hợp nhận con nuôi thực tế, không đăng ký nhận con nuôi, cũng không đáp ứng điều kiện công nhận nuôi con nuôi thực tế thì con nuôi không được thừa kế thế vị.


2. Vì sao con nuôi được hưởng thừa kế thế vị?

Có thể thấy rằng, thừa kế thế vị xét trên tổng thể về quan hệ huyết thống, về quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con, cháu của người đó.

Pháp luật về nuôi con nuôi cũng xác định, quan hệ nuôi con nuôi là quan hệ nuôi dưỡng.

Việc để con nuôi được hưởng thừa kế thế vị từ cha mẹ nuôi là quy định phù hợp với thực tiễn, với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay.

Con nuôi, dù không có quan hệ máu mủ ruột thịt, nhưng việc chăm lo, nuôi dưỡng cũng thể hiện sự gắn bó thân thiết trong mối quan hệ này.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, công sức của con nuôi với cha mẹ nuôi hoặc ngược lại là không thể phủ nhận.

Thậm chí, những đóng góp về tài sản trong nhiều trường hợp cũng không phải là nhỏ.

Vậy nên, việc để con nuôi được hưởng thừa kế thế vị từ cha mẹ nuôi là quy định hợp lý.


3. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề con nuôi có được thừa kế thế vị không?

Nếu còn vướng mắc cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588 để được hỗ trợ.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top
Mục lục