Ý nghĩa của các ký hiệu quyền tác giả R (®), C (©), TM (™)

Ý nghĩa của các ký hiệu quyền tác giả R (®), C (©), TM (™)
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Hiện nay các ký hiệu quyền tác giả như C (©), R (®), TM (™) được sử dụng rất phổ biến trên bao bì các sản phẩm được bày bán tại siêu thị. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu và nhận diện được các ký tự mà chúng tôi liệt kê trên. Vì vậy, trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ gửi tới quý bạn đọc những kiến thức chung về ký hiệu bản quyền tác giả; các cách nhận diện từng ký tự trên các sản phẩm cũng như mức phạt khi sử dụng các ký hiệu của quyền tác giả không đúng.


1. Ký hiệu quyền tác giả là gì?

Ký hiệu quyền tác giả là những ký hiệu được doanh nghiệp thể hiện lên logo sản phẩm của mình nhằm truyền tải thông điệp sản phẩm của mình đã được cơ quan Nhà nước bảo hộ. Bất kỳ hành vi xâm phạm nào đến quyền tác giả đều có thể phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý.

Ký hiệu quyền tác giả hiện nay bao gồm: Ký hiệu bản quyền (ký hiệu C (©) – Copyrighted); ký hiệu xác nhận sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ (ký hiệu R (®) – Registered) và dấu thương mại (ký hiệu TM (™) – Trademark).


2. Ký hiệu C (©) – Copyrighted

Ký hiệu C (©) là ký hiệu bản quyền. Khi một sản phẩm được in ký hiệu này lên bao bì, chứng tỏ sản phẩm đó đã được doanh nghiệp đăng ký bản quyền với cơ quan nhà nước. Theo nghĩa đen, Copyrighted nghĩa là “quyền được sao chép y nguyên” (right to copy) không bỏ sót chi tiết nào đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó.

Còn theo nghĩa rộng hơn thì Copyrighted không chỉ bao hàm các sản phẩm vật chất, nó có thể bao gồm các sản phẩm vô hình, các tác quyền nghệ thuật, chương trình truyền hình, kiểu dáng công nghiệp… và một số hình thức biểu hiện khác.

Hiện nay đối tượng được bảo vệ của quyền tác giả tương đối rộng, bao gồm: các tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học như âm nhạc, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp đã đăng ký bản quyền tác giả cho sản phẩm của mình thì không ai được tự ý sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu chúng. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ quản lý bảo hộ quyền tác giả này.


3. Ký hiệu R (®) – Registered

Ký hiệu này có hàm ý nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ với cơ quan Nhà nước. Bất kỳ sản phẩm nào nếu chưa được bảo hộ thì đều không được sử dụng ký hiệu này.

Để được sử dụng ký hiệu này trên sản phẩm của mình, nhãn hiệu của doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện sau: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Trên thực tế, việc đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài ít nhất 12 tháng. Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn lên đến 10 năm và doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký gia hạn nhãn hiệu nhiều lần để bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ của mình.


4. Ký hiệu TM (™) – Trademark

Trademark hay còn được gọi là dấu thương mại. Khi ký hiệu này được in lên sản phẩm có nghĩa là sản phẩm đó đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp sản xuất ra nó. Bất kỳ bên nào sử dụng dấu thương mại mà không xin phép thì đều được coi là trái pháp luật.

Tuy vậy, hiểu một cách chung nhất thì ký hiệu này nhằm nhấn mạnh quyền sở hữu của doanh nghiệp và chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ tự mình bảo hộ nhãn hiệu này. Do đó, ký hiệu này không có giá trị về mặt pháp luật. Để chắc chắn vấn đề bảo hộ, bảo vệ nhãn hiệu khỏi sự xâm phạm, theo chúng tôi, bạn nên đăng ký văn bằng bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền.

Ý nghĩa của các ký hiệu quyền tác giả R (®), C (©), TM (™)
Ý nghĩa của các ký hiệu quyền tác giả R (®), C (©), TM (™)

5. Có bắt buộc phải ghi ký tự R (®), TM (™) C (©) trên sản phẩm không?

Trên thực tế, doanh nghiệp không bắt buộc phải sử dụng các ký tự R (®), TM (™) C (©) trên logo sản phẩm. Bởi mỗi ký tự có những ý nghĩa khác nhau, từng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo một số điều kiện cũng như nắm rõ ý nghĩa của các ký hiệu thì mới được in lên logo của sản phẩm. Nếu không sẽ bị xử lý theo pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành cũng không bắt buộc doanh nghiệp phải thể hiện những ký tự này lên logo sản phẩm.


6. Cách nhận diện từng ký tự trên các sản phẩm

Để nhận diện từng ký tự R (®), TM (™), C (©) ta căn cứ vào những yếu tố sau:

  • Trước hết, những ký tự (®), TM (™) C (©) trên sản phẩm thường được in ngay gần logo để khách hàng, người tiêu dùng có thể nhìn thấy dễ dàng;
  • (®), TM (™) thường xuất hiện với nhãn hiệu;
  • C (©) thường xuất hiện với các tác phẩm thuộc quyền tác giả như: phim, bài hát, truyện…

7. Mức phạt khi sử dụng các ký hiệu của quyền tác giả không đúng

Theo quy định pháp luật hiện hành, tùy từng trường hợp, bạn có thể phải nộp phạt cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu sử dụng sai các ký hiệu của quyền tác giả. Mức phạt tiền dao động từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
  • Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
  • Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Bên cạnh đó bạn còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh; buộc cải chính công khai; buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối với hành vi vi phạm.


8. Cơ sở pháp lý

  • Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về ký hiệu quyền tác giả theo quy định pháp luật hiện hành.

Luật Quang Huy không chỉ có Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu về pháp luật quyền tác giả mà còn là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật Sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top