Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0369.246.588 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Rất nhiều người hiện nay có sự nhầm lẫn hai khái niệm quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Điều đó đã dẫn đến việc sai sót trong thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Để hiểu rõ được sự giống và khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.
Mọi người cũng xem:
1. Khái niệm quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 khái niệm của quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả như sau:
- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Mọi người cũng xem:
2. Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ có phải là một?
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 về khái niệm của quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả thì có thể thấy rằng quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ không phải là một, vì:
- Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả quyền tác giả;
- Quyền sở hữu trí tuệ có thể là quyền tác giả;
- Quyền tác giả không thể là quyền sở hữu trí tuệ.
Mọi người cũng xem:
3. Điểm giống nhau quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
Mọi người cũng xem:
3.1. Đều được pháp luật bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Chủ thể thực hiện đều là tổ chức, cá nhân.

Mọi người cũng xem:
3.2. Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
3.2.1. Khái niệm
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 khái niệm quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 khái niệm quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
3.2.2. Đối tượng được bảo hộ
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 bao gồm:
- Quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.;
- Quyền sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý;
- Quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
3.2.3. Thời điểm phát sinh
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền sở hữu trí tuệ phát sinh tại tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ.
3.2.3. Văn bằng bảo hộ
Quyền tác giả đã được đương nhiên bảo hộ nên không cần thiết cần văn bằng bảo hộ.
Quyền sở hữu trí tuệ có một số trường hợp phải được đăng ký, công bố sau đó cấp văn bằng bảo hộ như quyền sở hữu công nghiệp, một số quyền được bảo hộ đương nhiên như quyền tác giả.
3.2.4. Thời hạn bảo hộ
Quyền tác giả có thời hạn bảo hộ hết cuộc đời tác giả; 75 năm; 100 năm hoặc được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền sở hữu trí tuệ thời hạn bảo hộ tương ứng với từng đối tượng. Đối tượng đó có thể là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,… Ngoài ra, tương ứng với từng trường hợp thời hạn bảo hộ có thể được gia hạn thêm.
Mọi người cũng xem:
4. Nên đăng ký bảo hộ quyền tác giả hay quyền sở hữu trí tuệ?
Nên đăng ký bảo hộ quyền tác giả hay quyền sở hữu trí tuệ thì bạn nên dựa vào đối tượng đăng ký là gì: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp hay quyền đối với giống cây trồng để đăng ký quyền nào cho phù hợp nhất:
- Nếu là Quyền sở hữu công nghiệp thì sẽ đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Nếu là Quyền tác giả, quyền liên quan thì sẽ đăng ký bảo hộ tại Cục Bản quyền Tác Giả; hoặc có thể không đăng ký vì quyền tác giả được bảo hộ ngay từ khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất;
- Nếu là quyền đối với giống cây trồng thì sẽ đăng ký bảo hộ tại Cục Trồng Trọt.
Mọi người cũng xem:
5. Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.