Giấy phép xây dựng là gì? Thủ tục xin giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là gì? Thủ tục xin giấy phép xây dựng
Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!

Hiện nay còn rất nhiều người thắc mắc rằng giấy phép xây dựng là gì? Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào? Qua bài viết sau đây, Luật Quang Huy sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc về giấy phép xây dựng để có thể giúp bạn có những kiến thức cũng như hỗ trợ các bạn thông tin cần thiết về các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây!


1. Giấy phép xây dựng là gì?

Căn cứ Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 thì giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Như vậy, có thể hiểu rằng giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan Nhà nước, cho phép cá nhân, tổ chức được xây dựng nhà cửa, công trình… theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép và nó được sử dụng làm căn cứ cho quá trình giám sát thi công, xử lý các vi phạm trong quá trình thi công, lập hồ sơ hoàn công và đăng ký sở hữu hoặc sử dụng công trình.


2. Phân loại giấy phép xây dựng

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 89 của Luật xây dựng thì Giấy phép xây dựng bao gồm ba loại sau đây:

  • Giấy phép xây dựng mới: là loại giấy phép xây dựng được cấp cho các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng mới công trình. Giấy phép xây dựng mới được chia ra làm 2 loại giấy phép sau:
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
  • Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.
  • Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo: Đối với những trường hợp có nhu cầu sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kết cấu chịu lực, diện tích của công trình, dự án hay trường hợp thay đổi mặt ngoài của công trình kiến ​​trúc giáp đường làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình, công trình sử dụng thay đổi thì phải xin phép giấy phép xây dựng.
  • Giấy phép xây dựng di dời công trình: Những trường hợp cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình cụ thể như sau:
  • Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu đô thị;
  • Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong trung tâm của cụm xã;
  • Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa lịch sử.

3. Nội dung giấy phép xây dựng

Theo quy định tại Điều 90 Luật xây dựng năm 2014 thì nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Tên công trình thuộc dự án;
  • Tên và địa chỉ của chủ đầu tư;
  • Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến;
  • Loại, cấp công trình xây dựng;
  • Cốt xây dựng công trình;
  • Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng (nếu có);
  • Hệ số sử dụng đất (nếu có).

Ngoài ra, đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 90 Luật xây dựng năm 2014 còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.


4. Vì sao cần xin cấp phép xây dựng?

Khi xây dựng công trình hay nhà ở thì chủ đầu tư phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng trừ trường hợp công trình được miễn vì những lý do sau đây:

  • Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc với bất kì công trình xây dựng nào, được pháp luật Việt Nam quy định và đang có hiệu lực thi hành.
  • Giảm thiểu rủi ro khi xảy ra tranh chấp kiện tụng liên quan đến xây dựng công trình.
  • Giấy phép xây dựng giúp tạo điều kiện cho những tổ chức và các hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện thuận lợi các dự án xây dựng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
  • Giấy phép xây dựng giúp cơ quan nhà nước đảm bảo việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, giám sát được sự hình thành và phát triển của hạ tầng cơ sở vật chất, bảo vệ những cảnh quan tự nhiên và môi trường, góp phần phát triển những kiến trúc hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
  • Khi chủ đầu tư không thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở mà vẫn cố tình xây dựng, cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành chính và cưỡng chế phá dỡ công trình.

5. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng

5.1. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Căn cứ Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01.
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:
  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mẫu bản vẽ thiết kế để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng.

5.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới

Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới được chia thành hai trường hợp như sau:

5.2.1. Đối với công trình không theo tuyến

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01;
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: Bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất; bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.
Giấy phép xây dựng là gì? Thủ tục xin giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là gì? Thủ tục xin giấy phép xây dựng

5.2.2. Đối với công trình theo tuyến

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01;
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: Sơ đồ vị trí tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình; bản vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

5.2.3. Đối với công trình tín ngưỡng, tôn giáo

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo gồm các tài liệu như công trình không theo tuyến xây dựng mới như trên và văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng gồm các tài liệu như quy định tại Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và ý kiến của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trường hợp pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có quy định); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với các công trình tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo thuộc dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, ngoài các tài liệu như trên phải bổ sung văn bản về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

5.2.4. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm các tài liệu như hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho công trình không theo tuyến khi xây mới và văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

5.2.5. Đối với công trình quảng cáo

Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu số 01;
  • Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo, thì phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình;
  • Bản sao được công chứng hoặc chứng thực giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quảng cáo;
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế đối với trường hợp công trình xây dựng mới hoặc trường hợp biển quảng cáo được gắn vào công trình đã được xây dựng hợp pháp.

5.2.6. Đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (gồm công trình theo tuyến hoặc không theo tuyến) và các điều khoản quy định của Hiệp định hoặc thỏa thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.

5.3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn

Điều 44 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn như sau:

5.3.1. Đối với công trình không theo tuyến

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01;
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng với giai đoạn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

5.3.2. Đối với công trình theo tuyến

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01;
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến; quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phần đất thực hiện theo giai đoạn hoặc cả dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng với giai đoạn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đã được phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

5.4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án, nhóm công trình thuộc dự án

Căn cứ Điều 45 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án, nhóm công trình thuộc dự án gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01;
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai của nhóm công trình hoặc toàn bộ dự án.
  • Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng của từng công trình trong nhóm công trình hoặc toàn bộ dự án đã được phê duyệt, gồm:
  • Hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP đối với công trình không theo tuyến;
  • Hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP đối với công trình theo tuyến.

5.5. Hồ sơ xin phép xây dựng khi sửa chữa, cải tạo công trình

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình được quy định rõ tại Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01;
  • Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
  • Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
  • Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Lưu ý: Đối với các công trình di tích lịch sử văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.


6. Thủ tục xin giấy phép xây dựng

6.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc vào từng trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ như trên.

6.2. Bước 2: Nộp hồ sơ

Để xin cấp phép xây dựng thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cụ thể:

  • Bộ phận một cửa cấp quận, huyện đối với công trình, nhà ở riêng lẻ mà giấy phép xây dựng Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện cấp.
  • Bộ phận một cửa cấp tỉnh (trung tâm hành chính công) đối với công trình mà giấy phép xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ thì nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, tỉnh.

6.3. Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ đề nghị bổ sung, nếu đã đầy đủ sẽ viết giấy biên nhận cho bạn.

Trường hợp cần xem xét thêm, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho bạn biết và đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp để xem xét, chỉ đạo.

6.4. Bước 4: Trả kết quả

Bạn sẽ đến địa điểm tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính thì bạn nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng.


7. Dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà ở Luật Quang Huy

Hiện nay, bất cứ một công trình xây dựng nào dù lớn hay nhỏ, dù của tổ chức, doanh nghiệp hay chỉ là của cá nhân, hộ gia đình cũng cần phải được cấp giấy phép xây dựng. Đối với trường hợp xin giấy phép xây dựng nhà ở khi thực hiện theo đúng quy trình sẽ không quá phức tạp song nếu tự mình thực hiện lại mất khá nhiều thời gian, nhất là với những trường hợp cần phải bổ sung hay chỉnh sửa giấy tờ, hồ sơ. Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được dễ dàng giải quyết nếu bạn lựa chọn dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà ở của Luật Quang Huy.

Khi lựa chọn dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà ở của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ như sau;

  • Tư vấn những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành về việc xin giấy phép xây dựng nhà ở.
  • Tư vấn, thực hiện đại diện theo ủy quyền làm việc với các cơ quan có thẩm quyền xin giấy phép xây dựng nhà ở.

Dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà ở của Luật Quang Huy sẽ giúp quý khách hàng có nhu cầu xây nhà nhanh chóng được cấp giấy phép xây dựng mà không tốn nhiều thời gian, công sức. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn, Luật Quang Huy sẽ giúp khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết và đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước. Với 2 chi nhánh đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bất cứ khi nào khách hàng cần, Luật Quang Huy cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà ở của Luật Quang Huy vui lòng liên hệ trực tiếp đến HOTLINE 19006588 để được tư vấn.


8. Cơ sở pháp lý

  • Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi năm 2020;
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về giấy phép xây dựng cũng như là những thông tin liên quan đến quy trình xin giấy phép xây dựng.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn pháp luật Đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là hỗ trợ các thủ tục liên quan đến giấy phép xây dựng trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng.

Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!
5/5 - (1 bình chọn)
Picture of Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top