Quy định tiền mai táng phí thương binh và trợ cấp hàng tháng

3 điều bạn cần biết về chế độ mai táng phí cho thương binh
Với mong muốn không để sau khi người lao động mất, thân nhân của họ bỏ lỡ một khoản trợ cấp lớn, Luật Quang Huy bổ sung thêm đường dây nóng tư vấn về chế độ tử tuất. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về chế độ này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua Tổng đài 19006573 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Hiện nay, chế độ mai táng phí cho thương binh được quy định như thế nào? Hồ sơ, thủ tục hưởng tiền mai táng phí cho thương binh và các chế độ tử tuất khác ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề này.


1. Quy định chế độ mai táng phí cho thương binh

Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

Theo Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

  • Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
  • Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Về tiền mai táng phí trong Luật bảo hiểm xã hội 2014 được quy định tại khoản 2 Điều 66 và khoản 2 Điều 80 như sau: Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.

Theo đó, chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội là 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà thương binh chết. Lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng nên mức mai táng phí mà người tổ chức mai táng được nhận là 14.900.000 đồng.

Cùng với đó thân nhân thương binh sẽ được hưởng trợ cấp bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.

3 điều bạn cần biết về chế độ mai táng phí cho thương binh
3 điều bạn cần biết về chế độ mai táng phí cho thương binh

2. Chế độ tử tuất của thương binh có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên

Khoản 5 Điều 25 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

Như vậy, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân mà đáp ứng được các điều kiện trên thì ngoài được hưởng chế độ mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở,  trợ cấp bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi thì còn được hưởng trợ cấp tuất theo quy định trên.


3. Hồ sơ, thủ tục hưởng tiền mai táng phí thương binh và các chế độ tử tuất khác

Hồ sơ hưởng chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sĩ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (mẫu số 12-TT1 của sở Lao động – Thương binh và xã hội);
  • Giấy chứng tử do ủy ban nhân dân cấp xã cấp;
  • Phiếu báo giảm do ủy ban nhân dân cấp xã lập (theo Mẫu sở Lao động – Thương binh và xã hội);
  • Sổ lĩnh tiền hàng tháng của đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng (bản gốc);
  • Bản gốc thẻ Bảo hiểm y tế;

Đối tượng hưởng trợ cấp 1 lần, tùy theo từng trường hợp mà kèm theo một trong các bản sao giấy tờ sau đây:

  • Quyết định trợ cấp 1 lần tù đày tra tấn hoặc kỷ niệm chương;
  • Quyết định trợ cấp 1 lần hoặc Huân, Huy chương kháng chiến (đối với người có công giúp đỡ cách mạng và người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp 1 lần, không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội);
  • Giấy ủy quyền (nếu đối tượng đã từ trần có nhiều thân nhân).

Thủ tục thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thân nhân người có công có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm bản sao giấy chứng tử.

Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao Giấy khai sinh.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập (Mẫu TN) của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai và các giấy tờ kèm theo, có trách nhiệm chứng nhận tình hình thân nhân (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng) và gửi các giấy tờ đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014;
  • Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề chế độ mai táng phí cho thương binh theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn tử tuất trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Picture of Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top