Quy định về chế độ tử tuất cho quân nhân

3 điều cần biết về chế độ tử tuất cho quân nhân
Với mong muốn không để sau khi người lao động mất, thân nhân của họ bỏ lỡ một khoản trợ cấp lớn, Luật Quang Huy bổ sung thêm đường dây nóng tư vấn về chế độ tử tuất. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về chế độ này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua Tổng đài 19006573 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Chế độ tử tuất cho quân nhân bao gồm nhiều khoản trợ cấp khác nhau. Vậy mức hưởng của những khoản trợ cấp này được xác định như thế nào? Làm sao để được hưởng chế độ trợ cấp này? Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ phân tích cụ thể những vấn đề liên quan đến chế độ tử tuất cho quân nhân nhé.


Tổng quan về bài viết

1. Đối tượng nào được hưởng chế độ tử tuất cho quân nhân

Căn cứ vào Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, các đối tượng sau đây sẽ được hưởng chế độ tử tuất cho quân nhân:

1.1. Người lao động thuộc diện hưởng lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân;
  • Các sĩ quan, hạ sĩ quan và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
  • Người làm công tác cơ yếu.

1.2. Người lao động thuộc diện hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên công an nhân dân đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

1.3. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Theo đó, người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì được hưởng chế độ tử tuất cho quân nhân.

1.4. Người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP

Người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 33/2016/NĐ-CP trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi Điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định

1.5. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
  • Cơ quan, tổ chức có sử dụng người làm công tác cơ yếu;
  • Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2. Chế độ tử tuất đối với quân nhân gồm những gì?

2.1. Trợ cấp mai táng

2.1.1. Điều kiện hưởng chế độ

Người lao động là quân nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Người lao động có tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên;
  • Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian Điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc;
  • Các trường hợp trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

2.1.2. Đối tượng hưởng trợ cấp mai táng

Theo quy định, người lo mai táng cho quân nhân thuộc một trong những trường hợp nêu trên là người được nhận trợ cấp mai táng.

2.1.3. Mức hưởng trợ cấp

Theo quy định của pháp luật, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết thì người lo mai táng cho người này được nhận trợ cấp mai táng một lần theo mức hưởng như sau:

Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết = 14.900.000 đồng

2.1.4. Thời điểm hưởng trợ cấp

Thời gian giải quyết chế độ mai táng phí là 25 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu quá thời hạn trên bố bạn chưa được giải quyết chế độ thì bạn có thể làm đơn kiến nghị gửi cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

2.2. Trợ cấp tuất hàng tháng

2.2.1. Điều kiện hưởng trợ cấp

Người lao động là quân nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Trường hợp người lao động còn thiếu tối đa không quá 6 tháng để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi chết;
  • Người lao động mất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mất trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Người lao động suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
  • Người lao động đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên;
  • Người lao động chưa đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thân nhân có nhu cầu hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, thì những tháng còn lại đóng một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi mất của người lao động.

2.2.2. Đối tượng hưởng tiền tuất hàng tháng

Nếu người lao động chết thuộc một trong các điều kiện trên và thân nhân của họ thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì thân nhân của người chết sẽ nhận được trợ cấp tuất hàng tháng, cụ thể:

  • Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
  • Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Lưu ý: Thân nhân để được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở (trừ trường hợp con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai).

2.2.3. Mức trợ cấp tuất hàng tháng

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Mức trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân người lao lao động được xác định như sau:

  • Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân thì mức tiền tuất hàng tháng được xác định theo công thức sau:
Mức trợ cấp tuất/ thân nhân = 50% x Mức lương cơ sở = 745.000 đồng/tháng
  • Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng được xác định theo công thức sau:
Mức trợ cấp tuất/ thân nhân = 70% x Mức lương cơ sở = 1.043.000 đồng/tháng

Lưu ý:

  • Trường hợp người lao động chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người lao động chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp trên;
  • Người vừa hưởng lương hưu vừa hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất như người đang hưởng lương hưu chết.
  • Thân nhân dưới 18 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 được tiếp tục hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

2.2.4. Thời điểm hưởng trợ cấp

Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân là tháng liền kề tháng người lao động là quân nhân từ trần. Trường hợp người mẹ mang thai hộ khi người cha mất thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con là tháng con sinh ra.

2.3. Trợ cấp tuất một lần

2.3.1. Điều kiện hưởng trợ cấp

Người lao động là quân nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Người lao động mất không thuộc một trong các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
  • Người lao động mất không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng, nhưng đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng.
  • Trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con/vợ/chồng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần.

2.3.2. Đối tượng hưởng tiền tuất 1 lần

Nhân thân của người lao động là quân nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng trợ cấp tuất một lần:

  • Thân nhân không thuộc đối tưởng hưởng tuất hàng tháng;
  • Thân nhân hưởng tuất hàng tháng có yêu cầu hưởng tuất 1 lần (trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, vợ/chồng/con bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên);
  • Người lao động chết không có thân nhân (thực hiện theo luật thừa kế).
3 điều cần biết về chế độ tử tuất cho quân nhân
3 điều cần biết về chế độ tử tuất cho quân nhân

2.3.3. Mức hưởng tiền tuất 1 lần

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết, thân nhân của người lao động đó được hưởng trợ cấp tuất một lần theo mức hưởng như sau:

  • Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết, mức hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi qua đời:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội trước 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ 01/01/2014.
  • Đối với người đang hưởng lương hưu mà chết, mức trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu:
  • Nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng;
  • Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Cụ thể công thức để xác định tiền tuất 1 lần như sau:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Lương hưu 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Mức trợ cấp tuất 1 lần thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

Lưu ý:

  • Người lao động chết mà không có thân nhân (con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, cha vợ/chồng, mẹ vợ/chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình) thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật thừa kế.
  • Thân nhân là thành viên khác trong gia đình quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chưa đủ 18 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, không cần điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Trường hợp người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.

2.3.4. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh ra.


3. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ tử tuất cho quân nhân?

3.1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cho quân nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 166/2019/QĐ-bảo hiểm xã hội thì hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cho quân nhân bao gồm:

3.1.1. Trường hợp thân nhân của người đang đóng bảo hiểm xã hội, đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.
  • Trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có thêm biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp.
  • Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
  • Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (theo Mẫu số 04C-HBQP ban hành kèm theo Thông tư số 136/2020/TT-BQP) đối với người có thời gian phục vụ trong Quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ bảo hiểm xã hội không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.

3.1.2. Trường hợp thân nhân của người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng

  • Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.
  • Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.

3.2. Thời hạn giải quyết

Thời hạn tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.

3.3. Thủ tục giải quyết

3.3.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thân nhân của quân nhân bị chết chuẩn bị các giấy tờ như chúng tôi đã đề cập ở nội dung trên để tiến hành làm thủ tục nhận chế độ tử tuất cho quân nhân.

3.3.2. Bước 2. Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cho quân nhân được quy định như sau:

  • Trường hợp quân nhân đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị chết: Thân nhân nộp hồ sơ cho đơn vị nơi quân nhân công tác. Theo đó, đơn vị này sẽ tiếp nhận đủ hồ sơ từ thân nhân nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội.
  • Trường hợp quân nhân bị chết mà đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp cán bộ xã hàng tháng hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thân nhân nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân cư trú.
  • Trường hợp quân nhân đang hưởng hoặc đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng chết: thân nhân nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân cư trú hoặc nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

3.3.3. Bước 3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết, thân nhân sẽ nhận kết quả giải quyết chế độ tử tuất đối với quân nhân bao gồm: nhận tiền trợ cấp và quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng, quyết định về việc hưởng chế độ tử tuất hàng tháng hoặc quyết định về việc hưởng chế độ tử tuất một lần.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
  • Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Quyết định 166/2019/QĐ-BHXH ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, BH thất nghiệp
  • Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề chế độ tử tuất cho quân nhân.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn Chế độ tử tuất trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

3/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top