Cách tính tiền tuất 1 lần và các loại tiền tuất khác

Bạn đã biết cách tính tiền tử tuất đơn giản này chưa?
Với mong muốn không để sau khi người lao động mất, thân nhân của họ bỏ lỡ một khoản trợ cấp lớn, Luật Quang Huy bổ sung thêm đường dây nóng tư vấn về chế độ tử tuất. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về chế độ này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua Tổng đài 19006573 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Chế độ tử tuất bao gồm nhiều loại trợ cấp, để biết rõ tổng số tiền được hưởng, bạn phải nắm được cách tính tiền tử tuất của từng khoản. Vậy, tại bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp cho bạn đọc về cách tính tiền các loại trợ cấp của chế độ này.


Tổng quan về bài viết

1. Cách tính tiền tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cách tính tiền tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

1.1. Cách tính trợ cấp mai táng

1.1.1. Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng

Nếu người lao động thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì thân nhân của họ sẽ được hưởng trợ cấp mai táng:

  • Người lao động chết là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang tham gia đóng tiền bảo hiểm xã hội hoặc đã tham gia nhưng hiện nay đang bảo lưu quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà quá trình đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Người lao động chết khi đang hưởng lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc;
  • Các trường hợp trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

1.1.2. Đối tượng hưởng trợ cấp mai táng

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết, người lo mai táng cho người lao động đó là người được nhận trợ cấp mai táng.

1.1.3. Mức hưởng trợ cấp mai táng

Theo quy định của pháp luật, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết thì người lo mai táng cho người này được nhận trợ cấp mai táng một lần theo mức hưởng như sau:

Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết = 14.900.000 đồng

1.2. Cách tính tiền tuất hàng tháng

1.2.1. Điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng

Căn cứ Khoản 1 Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, những người đang tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

  • Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Trường hợp người lao động còn thiếu tối đa không quá 6 tháng để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi chết;
  • Đang hưởng lương hưu;
  • Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

1.2.2. Đối tượng hưởng tiền tuất hàng tháng

Nếu người lao động chết thuộc một trong các điều kiện trên và thân nhân của người đó thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì thân nhân của người chết sẽ nhận được trợ cấp tuất hàng tháng, cụ thể:

  • Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
  • Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Lưu ý: Thân nhân để được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở (trừ trường hợp con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai).

Bạn đã biết cách tính tiền tử tuất đơn giản này chưa?
Bạn đã biết cách tính tiền tử tuất đơn giản này chưa?

1.2.3. Mức hưởng tiền tuất hàng tháng

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Mức trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân người lao lao động được xác định như sau:

  • Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân thì mức tiền tuất hàng tháng được xác định theo công thức sau:
Mức trợ cấp tuất/ thân nhân = 50% x Mức lương cơ sở = 745.000 đồng/tháng
  • Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng được xác định theo công thức sau:
Mức trợ cấp tuất/ thân nhân = 70% x Mức lương cơ sở = 1.043.000 đồng/tháng

Lưu ý:

  • Trường hợp người lao động chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người lao động chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp trên;
  • Người vừa hưởng lương hưu vừa hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất như người đang hưởng lương hưu chết.
  • Thân nhân dưới 18 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 được tiếp tục hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

1.3. Cách tính tiền tuất 1 lần

1.3.1. Điều kiện hưởng tiền tuất 1 lần

Thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng trợ cấp tuất 1 lần nếu người lao động đó thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:

  • Người lao động chết không thuộc các trường hợp hưởng tuất hàng tháng;
  • Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng quy định;
  • Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần (trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên).

1.3.2. Đối tượng hưởng tiền tuất 1 lần

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết, nhân thân của người lao động đó thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng trợ cấp tuất một lần:

  • Thân nhân không thuộc đối tưởng hưởng tuất hàng tháng;
  • Thân nhân hưởng tuất hàng tháng có yêu cầu hưởng tuất 1 lần (trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, vợ/chồng/con bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên);
  • Người lao động chết không có thân nhân (thực hiện theo luật thừa kế).

1.3.3. Mức hưởng tiền tuất 1 lần

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết, thân nhân của người lao động đó được hưởng trợ cấp tuất một lần theo mức hưởng như sau:

  • Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết, mức hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi qua đời:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội trước 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ 01/01/2014.
  • Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Đối với người đang hưởng lương hưu mà chết, mức trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu:
  • Nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng;
  • Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Cụ thể công thức để xác định tiền tuất 1 lần như sau:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Lương hưu 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Mức trợ cấp tuất 1 lần thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

Lưu ý:

  • Người lao động chết mà không có thân nhân (con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, cha vợ/chồng, mẹ vợ/chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình) thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật thừa kế.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh ra.
  • Trường hợp người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.

2. Cách tính tiền tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cách tính tiền tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:

2.1. Cách tính trợ cấp mai táng

2.1.1. Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng

Thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng tiền trợ cấp mai táng nếu thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây:

  • Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu mươi tháng trở lên;
  • Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc;
  • Trường hợp người lao động bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

2.1.2. Đối tượng hưởng trợ cấp mai táng

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chết, người lao động đáp ứng đủ điều kiện thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng.

2.1.3. Mức hưởng trợ cấp mai táng

Theo quy định của pháp luật mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Theo đó, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chết thì người lo mai táng cho người này được nhận một lần theo mức hưởng như sau:

Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết = 14.900.000 đồng

2.2. Cách tính tiền tử tuất 1 lần

2.2.1. Điều kiện hưởng tiền tử tuất 1 lần

Thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng tiền tuất 1 lần nếu người lao động đó thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:

  • Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;
  • Người đang hưởng lương hưu;
  • Người lao động bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

2.2.2. Đối tượng hưởng tiền tử tuất 1 lần

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chết thì điều kiện của nhân thân người lao động này được hưởng tiền tử tuất 1 lần như sau:

  • Thân nhân không thuộc đối tưởng hưởng tuất hàng tháng.
  • Thân nhân hưởng tuất hàng tháng có yêu cầu hưởng tuất 1 lần (trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, vợ/chồng/con bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên).
  • Người lao động chết không có thân nhân (thực hiện theo luật thừa kế).

2.2.3. Mức hưởng tiền tử tuất 1 lần

  • Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết, mức hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi qua đời:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội trước 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ 01/01/2014.
  • Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Mức thấp nhất bằng ba (03) tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Đối với người đang hưởng lương hưu mà chết, mức trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu:
  • Nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng;
  • Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Cụ thể công thức để xác định tiền tuất 1 lần như sau:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Lương hưu 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Mức trợ cấp tuất 1 lần thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

Lưu ý:

  • Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh ra.
  • Trường hợp người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.

3. Cách tính tiền tử tuất đối với người vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cách tính tiền tử tuất đối với người vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:

3.1. Cách tính trợ cấp mai táng

3.1.1. Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng

Thân nhân của người lao động vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng trợ cấp mai táng nếu người lao động đó thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Người lao động phải có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên;
  • Người đang hưởng lương hưu;
  • Người lao động bị Tòa án tuyên bố là đã chết;

3.1.2 Đối tượng hưởng trợ cấp mai táng

Người lao động đáp ứng đủ điều kiện thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng.

3.1.3. Mức hưởng trợ cấp mai táng

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Khi người lao động chết thì người lo mai táng được nhận một lần theo mức hưởng như sau:

Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết = 14.900.000 đồng

3.2. Cách tính tiền tuất hàng tháng

3.2.1. Điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng

Trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chết, người lao động đó đang tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

  • Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
  • Trường hợp người lao động còn thiếu tối đa không quá 6 tháng để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi chết;

3.2.2. Đối tượng hưởng tiền tuất hàng tháng

Trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chết, thân nhân của người chết thuộc một trong những trường hợp dưới đây sẽ nhận được trợ cấp tuất hàng tháng:

  • Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
  • Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Lưu ý: Thân nhân để được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở (trừ trường hợp con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai).

3.2.3. Mức hưởng tiền tuất hàng tháng

Căn cứ theo quy định thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Mức trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân người lao lao động được xác định như sau:

  • Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân:
Mức trợ cấp tuất/ thân nhân = 50% mức lương cơ sở = 745.000 đồng/tháng
  • Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng:
Mức trợ cấp tuất/ thân nhân = 70% mức lương cơ sở = 1.043.000 đồng/tháng

Lưu ý:

  • Trường hợp một người lao động chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người lao động chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp trên;
  • Người vừa hưởng lương hưu vừa hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất như người đang hưởng lương hưu chết;
  • Thân nhân dưới 18 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 được tiếp tục hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

3.3. Cách tính tiền tuất một lần

3.3.1. Điều kiện hưởng tiền tuất một lần

Trường hợp người lao động bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chết, người lao động đó đang tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất 1 lần:

  • Người lao động chết không thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
  • Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng;
  • Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

3.3.2. Đối tượng hưởng tiền tuất một lần

Trường hợp người lao động bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chết, thân nhân của người lao động này phải đáp ứng một trong các điều kiện sau để được hưởng tiền tuất 1 lần:

  • Thân nhân không thuộc đối tưởng hưởng tuất hàng tháng;
  • Thân nhân hưởng tuất hàng tháng có yêu cầu hưởng tuất 1 lần (trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, vợ/chồng/con bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên);
  • Trường hợp người lao động chết không có thân nhân thì thực hiện theo pháp luật thừa kế.

3.3.3. Mức hưởng tiền tuất một lần

  • Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết, mức hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi qua đời:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội trước 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ 01/01/2014.
  • Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Mức thấp nhất bằng ba (03) tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Đối với người đang hưởng lương hưu mà chết, mức trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu:
  • Nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng;
  • Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Cụ thể công thức để xác định tiền tuất 1 lần như sau:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Lương hưu 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Mức trợ cấp tuất 1 lần thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

Lưu ý:

  • Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh ra.
  • Trường hợp người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.

4. Cơ sở pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
  • Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
  • Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề cách tính tiền tử tuất.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn Chế độ tử tuất trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top