Thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi

Thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi
Quyền lợi hưởng lương hưu là mối quan tâm hàng đầu của người lao động và cũng là một trong những nội dung pháp lý mà Luật Quang Huy luôn mong muốn được tư vấn chính xác để đảm bảo quyền lợi cho mỗi người. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn chế độ hưu trí, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006573 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Người lao động trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động cần đi giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi. Vậy giám định y khoa bao gồm những hồ sơ, thủ tục và được thực hiện như thế nào? Để nắm rõ được các quy định về giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.


1. Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm sức khỏe bao gồm những gì?

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động hiện nay được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam Lao động nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu
2021 60 tuổi 3 tháng 2021 55 tuổi 4 tháng
2022 60 tuổi 6 tháng 2022 55 tuổi 8 tháng
2023 60 tuổi 9 tháng 2023 56 tuổi
2024 61 tuổi 2024 56 tuổi 4 tháng
2025 61 tuổi 3 tháng 2025 56 tuổi 8 tháng
2026 61 tuổi 6 tháng 2026 57 tuổi
2027 61 tuổi 9 tháng 2027 57 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi 62 tuổi 2028 57 tuổi 8 tháng
2029 58 tuổi
2030 58 tuổi 4 tháng
2031 58 tuổi 8 tháng
2032 59 tuổi
2033 59 tuổi 4 tháng
2034 59 tuổi 8 tháng
Từ năm 2035 trở đi 60 tuổi

Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019, điều kiện nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm sức khỏe bao gồm các trường hợp sau:

Nhóm người lao động 1 bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Với những người lao động trên khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu trong điều kiện lao động bình thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với bảng lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trên khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
  • Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với bảng lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trên khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, cụ thể:
Lao động nam Lao động nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu thấp nhất Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu thấp nhất
2022 55 tuổi 6 tháng 2022 50 tuổi 8 tháng
2023 55 tuổi 9 tháng 2023 51 tuổi
2024 56 tuổi 2024 51 tuổi 4 tháng
2025 56 tuổi 3 tháng 2025 51 tuổi 8 tháng
2026 56 tuổi 6 tháng 2026 52 tuổi
2027 56 tuổi 9 tháng 2027 52 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi 57 tuổi 2028 52 tuổi 8 tháng
2029 53 tuổi
2030 53 tuổi 4 tháng
2031 53 tuổi 8 tháng
2032 54 tuổi
2033 54 tuổi 4 tháng
2034 54 tuổi 8 tháng
Từ năm 2035 trở đi 55 tuổi

Nhóm người lao động 2 bao gồm:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
  • Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
    Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

Đối với những người lao động trên khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu trong điều kiện lao động bình thường khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với bảng lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trên;
  • Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Hồ sơ giám định y khoa nghỉ hưu trước tuổi bao gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 3, Điều 5, Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những nội dung, tài liệu sau:

  • Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc
  • Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
  • Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 3 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi
Thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi

3. Thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi bao gồm những bước gì?

3.1. Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ khám giám định

Đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng: Tự mình lập đầy đủ 01 bộ hồ sơ như trên;

Đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp: Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định như trên.

Người có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định phải gửi đầy đủ bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

3.2. Bước 2: Tiến hành khám giám định

Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.

3.3. Bước 3: Nhận kết quả Biên bản giám định y khoa

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.


4. Chi phí giám định sức khỏe nghỉ hưu trước tuổi

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa, chi phí giám định sức khỏe nghỉ hưu trước tuổi là:

  • Trường hợp khám giám định thông thường là 1.150.000 đồng
  • Trường hợp khám giám định phúc quyết là 1.368.000 đồng
  • Trường hợp khám giám định đặc biệt là 1.513.000 đồng

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các trường hợp sau đây đi khám giám định y khoa mà kết quả đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội thì được thanh toán phí giám định y khoa, bao gồm:

  • Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
  • Người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chủ động đi khám giám định đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng…

5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
  • Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa;
  • Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (15 bình chọn)
Picture of Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
Khách
NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
01/06/2024 11:54

báo cáo Luật sư cho em xin hỏi ạ Em bị TNLĐ đã giám định y khoa mất 85% sức khỏe , đã được hưởng chế độ hàng tháng. Em xin nghỉ công tác, Tuy nhiên em làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi BHXH họ yêu cầu đi giám… Đọc tiếp »

phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top