Những quyền lợi mới của bảo hiểm y tế theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Những quyền lợi bảo hiểm y tế theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm y tế, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật bảo hiểm y tế 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng.

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia để bảo vệ sức khỏe cho mỗi người khi chẳng may ốm đau, tai nạn, nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

Bảo hiểm y tế mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo và đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Tham gia BHYT là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật.

Hiểu được tầm quan trọng đó của BHYT, Luật Quang Huy chúng tôi sau đây sẽ đưa đến với mọi người những điểm mới về quyền lợi khi BHYT theo quy định hiện hành để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của những người tham gia BHYT.


1. Những điểm mới trong quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT

1.1 Thêm nhiều đối tượng được Nhà nước đóng BHYT

Nhằm bảo đảm tính công bằng trong chính sách Bảo hiểm y tế, không bỏ sót đối tượng nào, góp phần tăng nhanh tỷ lệ phục vụ cho toàn dân, Điều 3 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã bổ sung một số nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng BHYT, cụ thể:

  • Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
  • Thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 – 1975.
  • Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.

Chế độ của BHYT theo hộ gia đình được bổ sung thêm đối tượng là chức sắc, chức việc, nhà tu hành và một số đối tượng sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

Nhóm tham gia BHYT do người sử dụng lao động đóng cũng có thêm đối tượng là thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội,…

Tất cả đều để lại một ý nghĩa vô cùng tích cực, vận động mọi tầng lớp của xã hội tham gia BHYT.

1.2 Giảm trừ mức đóng khi tham gia BHYT

Điểm e, khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định rất rõ:

“Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

1.3 Quyền lợi được hưởng khi khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng thủ tục

Một cơ chế giải quyết rộng mở trong trường hợp người bệnh đi khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mà không thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế trước đây đã được Nghị định số 146/2018?NĐ-CP ban hành:

Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 ln mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đi với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú”.

1.4 Quyền lợi điều trị bệnh khi mà thẻ BHYT hết hạn

Không ít trong chính chúng ta đã từng rơi vào hoàn cảnh như khi nhập viện mới biết thẻ BHYT của mình hết hạn. Vậy với Nghị định 146/2018/NĐ-CP này, liệu rằng có làm yên lòng người bệnh?

Khoản 9 Điều 27 Nghị định, nêu rõ:

9. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng.

Như vậy, người có thẻ BHYT được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày, kể từ ngày thẻ BHYT bị hết hạn.

Những quyền lợi bảo hiểm y tế theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Những quyền lợi bảo hiểm y tế theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP

1.5 Quyền lợi của người bệnh khi bệnh viện không xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện được xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và phải chuyn người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm tế hoặc cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt đủ điều kiện thực hiện để thực hiện các dịch vụ đó, thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thực hiện dịch vụ trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh, mẫu bệnh phẩm.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí cho cơ sở khám bnh, cha bệnh hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ, sau đó tổng hợp vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Quyền lợi trên của người bệnh được quy định cụ thể tại Khoản 6, Điều 27 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

1.6 Nới rộng phạm vi tiêu chuẩn xét tham gia BHYT 05 năm liên tục

Chúng ta đã biết đến được coi là tham gia BHYT 05 năm liên tục phải có thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.

Tuy nhiên, khi Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2018 thì phạm vi tiêu chuẩn xét tham gia BHYT 05 năm liên tục đã có thêm trường hợp:

“Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo him y tế.”


2. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế;
  • Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014;

Trên đây là toàn bộ những điểm mới về quyền lợi được hưởng của người bệnh khi tham gia BHYT, nó cho thấy pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về lĩnh vực an sinh xã hội nói riêng đang ngày càng phát triển theo hướng hoàn thiện, ưu việt.

Nếu bạn là người đã, đang và sẽ tham gia BHYT gặp phải bất kì vướng mắc nào, đừng ngần ngại hãy Liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật bảo hiểm y tế miễn phí qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.

Trân trọng./.

3.7/5 - (3 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top
Mục lục