Thuế và thủ tục nhập khẩu vải may mặc

Thuế và thủ tục nhập khẩu vải may mặc
Nhằm giải đáp được toàn bộ các thắc mắc liên quan đến thuế suất, đối tượng đóng, đối tượng miễn thuế xuất nhập khẩu, Luật Quang Huy đã bổ sung thêm Tổng đài tư vấn luật thuế xuất nhập khẩu trực tuyến. Nếu Quý khách có nhu cầu kết nối với chúng tôi, bạn liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.

Vải may mặc được nhập khẩu từ rất nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Châu Âu, Mông cổ. Tuy nhiên, khi nhập khẩu vải may mặc vào thị trường trong nước thì nhiều người gặp khó khăn khi xác định thuế và thủ tục nhập khẩu. Trong bài viết này, Luật Quang Huy hướng dẫn bạn đọc các vấn đề liên quan đến thuế và thủ tục nhập khẩu vải may mặc theo quy định của pháp luật hiện hành.


1. Thuế nhập khẩu vải và mã HS

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Đối với vải thì có nhiều loại và chia ra các mã HS code khác nhau:

  • Vải len (95% wool và 5% polyester): Mã HS là: 51121100. Thuế NK:10% VAT 10%
  • Vải sợi polyester 100%: Mã HS 54023300. Thuế NK: 3%, VAT 10%
  • Vải dệt thoi khổ hẹp 100% bông hoặc tơ tằm: MS: 58061020, 58061010. Thuế NK: 12% VAT: 10%

Khi nhập khẩu vải may mặc, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

  • Thuế giá trị gia tăng của vải may mặc thường là từ 5-10%.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc hiện hành là 5% – 20% tùy HS.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Nhật Bản là 0% – 12%;
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Hàn Quốc là 0% – 20%;
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Thái Lan/ Indonesia/ Malaysia là 0%;
  • Trong trường hợp vải may mặc được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Đa số mặt hàng vải từ Việt Nam đều nhập khẩu từ Trung Quốc nên thuế nhập khẩu là 0% khi chúng ta yêu cầu họ cấp C/O form E. Nếu nhập từ các nước khác thì sẽ dùng C/O form khác.


2. Nhập khẩu vải may mặc cần giấy phép gì?

Căn cứ vào Thông tư số 21/2017/ TT- BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019, các sản phẩm dệt may thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21 (trừ các sản phẩm có mã HS 9619) thực hiện việc công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc bao gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Các chứng từ khác (nếu có)
Thuế và thủ tục nhập khẩu vải may mặc
Thuế và thủ tục nhập khẩu vải may mặc

3. Nhãn mác vải may mặc

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành với những nội dung tối thiểu: tên hàng hóa; Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Xuất xứ hàng hóa; Model, mã hàng hóa (nếu có).

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

4. Thủ tục nhập khẩu vải may mặc

Đối với vải may mặc thì thủ tục nhập khẩu như các mặt hàng thường khác. Quy trình thủ tục nhập khẩu vải may mặc gồm những bước sau:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs vải may mặc. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 3: Thông tin tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Người kê khai lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Trên đây là bốn bước cơ bản thông quan hàng hóa nhập khẩu nói chung và thủ tục nhập khẩu vải may mặc.

Khi làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc, quý vị cần phải lưu ý những điểm sau đây:

  • Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
  • Vải may mặc đã qua sử dụng là mặt hàng cấm nhập khẩu. Muốn nhập khẩu thì phải có giấy phép nhập khẩu theo dạng phế liệu.
  • Chứng nhận xuất xứ ℅ là chứng từ khá quan trọng, ảnh hưởng đến số thuế nhập khẩu.
  • Vải may quần áo sau khi đã may quần áo thì phải làm công bố fomandehit.

5. Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016;
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Thông tư 21/2017/TT-BCT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề thủ tục và thuế nhập khẩu vải may mặc theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn thuế xuất nhập khẩu trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top
Mục lục