Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì?

Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì?
Nhằm giải đáp được toàn bộ các thắc mắc liên quan đến thuế suất, đối tượng đóng, đối tượng miễn thuế xuất nhập khẩu, Luật Quang Huy đã bổ sung thêm Tổng đài tư vấn luật thuế xuất nhập khẩu trực tuyến. Nếu Quý khách có nhu cầu kết nối với chúng tôi, bạn liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.

Thuế nhập khẩu ưu đãi chỉ được áp dụng trong một vài trường hợp đặc biệt. Bạn đang băn khoăn không biết liệu mình có thuộc một trong số trường hợp đó không. Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp thuế nhập khẩu ưu đãi là gì và các vấn đề liên quan đến thuế nhập khẩu ưu đãi.


1. Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì?

Mỗi loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta mà thuộc mặt hàng phải chịu thuế thì có thể bị áp dụng một trong ba loại thuế suất là: thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường. Như vậy, thuế suất là một loại trong đó và tùy từng trường hợp sẽ phải áp dụng loại thuế suất này.

Theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:

Dựa trên quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, có thể thấy thuế nhập khẩu ưu đãi là loại thuế được áp dụng cho:

  • Đối tượng hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ các quốc gia, nhóm nước hoặc từ những vùng lãnh thổ thực hiện thỏa thuận tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Theo đó:
  • Dựa trên Công văn 8678/TCHQ – TXNK có thể thấy hiện nay, Việt Nam đang áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đối với hơn 172 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện thỏa thuận tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ này đều là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO hoặc là thành viên của các hiệp định thương mại tự do với Việt Nam;
  • Thỏa thuận tối huệ quốc là thỏa thuận giữa các bên về việc các bên sẽ dành cho nhau sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho hàng hóa, dịch vụ tương tự của nước thứ ba. Thỏa thuận này phải tuân thủ nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) quy định trong hiệp định về thương mại hàng hóa (GATT) và hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO hoặc nguyên tắc trong hiệp định thương mại tự do đã được các bên ký kết.
  • Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan đáp ứng được các điều kiện xuất xứ từ các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ tham gia thỏa thuận tối huệ quốc trong quan hệ với Việt Nam. Theo đó:
  • Khu phi thuế quan được hiểu là khu vực kinh tế nằm trong địa giới lãnh thổ của nước ta. Khu phi thuế quan được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý rõ ràng để xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng;
  • Tại các khu này thì luôn bảo đảm tuyệt đối cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh,…

2. Các loại thuế nhập khẩu?

Khi hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, thì các mặt hàng nhập khẩu sẽ bị áp một mức thuế suất trong 3 thuế suất xuất nhập khẩu. Các bạn sẽ gặp 3 loại thuế suất này trong biểu thuế xuất nhập khẩu theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đó là:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi;
  • Thuế suất thông thường;
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Với mức áp thuế suất nhập khẩu ưu đãi chúng tôi vừa giải thích ở trên, còn với loại thuế suất thông thường thì mức thuế suất này áp dụng với các hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ không có tham gia thỏa thuận đối xử tối huệ quốc với Việt Nam trong các quan hệ thương mại.

Còn mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì mức thuế suất này áp dụng cho các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, khu vực có tham gia ký kết các hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với Việt Nam.

Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì?
Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì?

3. Khi nào áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi?

Khi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia tham gia thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam hoặc hàng hóa tham gia từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước mà đáp ứng được các kiện xuất xứ từ các quốc gia thực hiện đối xử tối huệ quốc thì lúc này sẽ được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi khi tính mức thuế suất.

Theo đó, việc tham gia thỏa thuận tối huệ quốc tức là nếu một quốc gia dành cho một quốc gia thành viên khác một sự đối xử ưu đãi nào đó thì quốc gia này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các quốc gia thành viên khác, không được phân biệt đối xử.


4. Hàng mẫu có được miễn thuế nhập khẩu không?

Trong quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ có chỉ rõ: Hàng hóa nhập khẩu dùng để gia công xuất khẩu theo các hợp đồng gia công thì sẽ được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu không dùng để tiêu dùng hoặc để sử dụng để mua bán, trao đổi mà chỉ dùng làm hàng mẫu.

Ngoài ra tại Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 04/08/2015 đã chỉ rõ tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 như sau:

  • Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong trường hợp là hàng hóa là hàng mẫu của cá nhân, tổ chức ở Việt Nam gửi cho cá nhân ở nước ngoài hoặc ngược lại mà giá trị không vượt quá một triệu đồng hoặc trị giá hàng hóa vượt quá nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới một trăm nghìn đồng;
  • Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp là hàng mẫu của tổ chức ở Việt Nam gửi cho tổ chức ở nước ngoài hoặc ngược lại có trị giá không vượt quá ba mươi triệu đồng.

Như vậy nếu hàng mẫu nhập khẩu thuộc các trường hợp chúng tôi vừa nêu thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu theo đúng quy định.


5. Thuế nhập khẩu ưu đãi khác gì so với thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 thì thuế nhập khẩu ưu đãi khác so với thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt những điểm như sau:

  • Về mức độ áp dụng: thuế nhập khẩu ưu đãi có mức thuế ưu đãi cao hơn thuế suất thông thường và thấp hơn thuế suất ưu đãi đặc biệt.
  • Về hàng hóa được áp dụng:
Thuế suất ưu đãi Thuế suất ưu đãi đặc biệt Thuế suất thông thường
Áp dụng đối với hàng hóa:

– Nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Hiện tại, có trên 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam, tham khảo danh sách các nước có MFN tại Công văn số 8678/TCHQ-TXNK;

– Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện MFN trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Áp dụng đối với hàng hóa:

– Nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Tức là, hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;

– Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi và ưu đãi đặc biệt nêu trên. Cụ thể:

+ Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.

Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế suất nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 45/2017/QĐ-TTg được sửa đổi bởi Quyết định 28/2019/QĐ-TTg và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 57/2020/ NĐ-CP;

+ Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường;

+ Danh mục (mô tả hàng hóa và mã hàng 08 chữ số) của các mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại mục I, mục II Phụ lục II Nghị định số 57/2020/NĐ-CP.

 


6. 13 biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới?

STT Viết tắt Chi tiết Quy định
1 ACFTA Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – TRUNG QUỐC giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định 153/2017/NĐ-CP
2 ATIGA Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định 156/2017/NĐ-CP
3 AANZFTA Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – ÔT-XTRÂY-LIA – NIU-DI-LÂN giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định 158/2017/NĐ-CP
4 AIFTA Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – ẤN ĐỘ giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định 159/2017/NĐ-CP
5 VJEPA Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện hiệp định giữa CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN về đối tác kinh tế giai đoạn 2018 – 2023. Nghị định 155/2017/NĐ-CP
6 AJCEP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – NHẬT BẢN giai đoạn 2018 – 2023. Nghị định 160/2017/NĐ-CP
7 AKFTA Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – HÀN QUỐC giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định 157/2017/NĐ-CP
8 VKFTA Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do VIỆT NAM – HÀN QUỐC giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định 149/2017/NĐ-CP
9 VCFTA Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa VIỆT NAM và CHI LÊ giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định 154/2017/NĐ-CP
10 CPTPP Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Nghị định 57/2019/NĐ-CP
11 VN-EAEU FTA Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và bên kia là LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU VÀ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định 150/2017/NĐ-CP
12 AHKFTA Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 – 2022. Nghị định 07/2020/NĐ-CP
13 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện hiệp định thương mại giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Cuba giai đoạn 2020 – 2023. Nghị định 39/2020/NĐ-CP

7. Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: thuế nhập khẩu ưu đãi.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn Thuế xuất nhập khẩu trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top
Mục lục