Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm sao?

Chồng không chịu chia tài sản phải làm như thế nào?
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Bạn thắc mắc không khi khi ly hôn chồng không chịu chia tài sản thì phải làm thế nào? Bạn muốn biết cách xác định tỷ lệ tài sản mà vợ, chồng được chia khi ly hôn ra sao? Đừng lo, bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này.


1. Ly hôn là gì?

Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

  • Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định;
  • Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Lưu ý: Ly thân không phải là ly hôn. Hiện pháp luật chưa có quy định nào về việc ly thân hay yêu cầu phải ly thân trước khi ly hôn. Do vậy cần hiểu rõ tính chất của hai khái niệm này để tránh nhầm lẫn.

Ly hôn là gì?
Ly hôn là gì?

2. Ly hôn có bắt buộc phải phân chia tài sản không?

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có tài sản chung hoặc có tài sản riêng. Khi ly hôn, việc phân chia tài sản dựa theo thỏa thuận của hai người mà pháp luật không bắt buộc. Bởi lẽ, về nguyên tắc khi giải quyết ly hôn theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là tự nguyện và thỏa thuận.

Như vậy, pháp luật quy định không bắt buộc phải chia tài sản khi ly hôn. Tuy nhiên, nên phân chia tài sản chung rõ ràng để sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân không còn liên quan về tài sản, tránh trường hợp tranh chấp.

 

Ly hôn có bắt buộc phải phân chia tài sản không?
Ly hôn có bắt buộc phải phân chia tài sản không?

3. Tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có tài sản chung hoặc có tài sản riêng. Do vậy, cần phân biệt rõ hai loại tài sản này để tránh nhầm lẫn. Cụ thể:

3.1. Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Tài sản chung của vợ chồng gồm:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng);
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng (trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng).

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

3.2. Tài sản riêng của vợ chồng

Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung;
  • Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng như: Quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ; Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Nếu không có thỏa thuận khác thì khi thuộc một trong các loại tài sản nêu trên sẽ được xem là tài sản riêng của vợ, chồng.


4. Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản của vợ chồng khi ly hôn được giải quyết theo nguyên tắc sau:

4.1. Nguyên tắc áp dụng chế độ tài sản vợ chồng

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng để giải quyết.

Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

4.2. Nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của hôn nhân và gia đình năm 2014. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Sự đóng góp đó có thể trực tiếp bằng sức lao động hoặc tài sản mà người đó bỏ ra để tạo nên tài sản chung của vợ chồng như dùng tài sản riêng để sửa chữa, cải tạo, tu bổ làm tăng giá trị của tài sản chung, tài sản riêng của mỗi bên đem nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng…
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập: Là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Cần lưu ý, lỗi ở đây có thể là không chăm lo làm ăn, cố tình tẩu tán tài sản, cờ bạc, rượu chè, có hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình… mà các lỗi này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hôn, nếu một bên có lỗi nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hôn thì không xem xét, đánh giá khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

4.3. Nguyên tắc chia tài sản bằng hiện vật

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4.4. Nguyên tắc chia tài sản riêng, tài sản đã sáp nhập

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

4.5. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, tài sản của vợ chồng khi ly hôn được phân chia trước hết theo Chế độ tài sản vợ chồng đã lựa chọn trong thời kỳ hôn nhân. Nếu trong thời thời kỳ hôn nhân vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các vợ chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình.

Nếu trong thời thời kỳ hôn nhân vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng của Luật hôn nhân gia đình để giải quyết.


5. Chồng không chịu chia tài sản phải làm như thế nào?

Theo quy định của pháp luật nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được về quan hệ tài sản khi ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét; giải quyết vấn đề tài sản theo quy định của pháp luật.

Sau khi có bản án có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì nếu chồng không tự nguyện thi hành án thì có thể làm đơn yêu cầu thi hành án kèm theo bản án yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết.

Chồng không chịu chia tài sản phải làm như thế nào?
Chồng không chịu chia tài sản phải làm như thế nào?

6. Cách xác định tỷ lệ tài sản mà vợ, chồng được chia

Để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố nhất định. Vì vậy, để xác định xem tỉ lệ tài sản mà vợ/chồng được chia là bao nhiêu Tòa án dựa vào các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Cách xác định tỷ lệ tài sản mà vợ, chồng được chia
Cách xác định tỷ lệ tài sản mà vợ, chồng được chia

7. Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn mới?

Theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong các vụ án ly hôn, người nộp đơn ly hôn (nguyên đơn) phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc đơn yêu cầu có được chấp thuận hay không.

Trong trường hợp cả hai cùng yêu cầu thuận tình ly hôn thì mỗi người phải chịu một nửa mức án phí sơ thẩm.

Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn mới?
Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn mới?

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí Tòa án thì:

  • Đối với vụ án hôn nhân và gia đình, trong trường hợp ly hôn mà vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản chung thì chỉ phải nộp án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng;
  • Trường hợp có tranh chấp về tài sản chung thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm thì vợ, chồng còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, cụ thể là:
TT Giá trị tài sản Mức án phí
1 Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
2 Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
3 Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
4 Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
5 Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
6 Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

8. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề chồng không chịu chia tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hôn nhân và gia đình trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

4.5/5 - (2 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hoảng Quang Hùng
Khách
Hoảng Quang Hùng
07/08/2023 07:35

Tôi muốn ly hôn với vợ mà vợ không đồng ý tôi làm đơn phương ly hôn. Nhưng giấy tờ nhà đất vợ tôi đem cất hết không cho tôi thấy. Vậy tôi làm đơn ly hôn mà không có giấy tờ nhà đất nộp kèm theo vậy tôi phải… Đọc tiếp »

Luật Quang Huy
Thành viên
Luật Quang Huy
28/08/2023 12:00
Trả lời  Hoảng Quang Hùng

Bạn liên hệ đến tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình của Luật Quang Huy theo HOTLINE 1900 6588 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé!

phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top