So sánh đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn

So sánh đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 10.000.000đ. Liên hệ ngay hotline 1900.6816 hoặc 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn đều là các thủ tục ly hôn theo quy định hiện nay.

Vậy các thủ tục ly hôn này có gì giống và khác nhau?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về vấn đề so sánh đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn.


1. Đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn khác nhau như thế nào?

Đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn khác nhau như thế nào?
Đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn khác nhau như thế nào?

Đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn đều là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tuy nhiên, hai thủ tục này lại khác nhau ở những điểm như: căn cứ yêu cầu giải quyết, thẩm quyền giải quyết, lệ phí ly hôn, mẫu đơn và cách viết đơn ly hôn.

Chính từ những điểm khác biệt trên nên khi thực hiện hai thủ tục này đều có những ưu nhược điểm khác nhau.


2. Thủ tục đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn cái nào khó hơn?

Thủ tục đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn cái nào khó hơn?
Thủ tục đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn cái nào khó hơn?

Thủ tục ly hôn đơn phương tại cấp Sơ thẩm được thực hiện qua những giai đoạn sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn (Đơn; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Sổ hộ khẩu; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Giấy khai sinh của các con);
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc;
  • Bước 3: Phía Tòa án thụ lý và xử lý vụ án;
  • Bước 4: Chuẩn bị xét xử;
  • Bước 5: Xét xử tại phiên tòa

Đối với ly hôn đơn phương, vợ hoặc chồng có thể tự mình ký và nộp đơn mà không cần phụ thuộc vào đối phương.

Tuy nhiên, điều khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục này thường là vợ, chồng đôi lúc khó có thể xác định được nơi cư trú của đối phương khi họ cố tình giấu địa chỉ hoặc bản thân mình không thể tìm được.

Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp bị đối phương giấu giấy tờ của đối phương, khi đó người khởi kiện lại phải thực hiện những thủ tục khác để có thể có được đầy đủ giấy tờ để hồ sơ hoàn thiện. 

Thủ tục ly hôn thuận tình được thực hiện theo các giai đoạn sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn thuận tình
  • Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tới tại Tòa án nhân dân huyện nơi người chồng hoặc người vợ đang sinh sống hoặc làm việc.
  • Bước 3: Nộp lệ phí ly hôn thuận tình
  • Bước 4: Tiến hành phiên giao nộp, tiếp cận chứng cứ
  • Bước 5: Tiến hành hòa giải và giải quyết ly hôn thuận tình cho các đương sự     

Đối với ly hôn thuận tình, việc hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến con cái, tài sản tưởng chừng rất dễ dàng.

Nhưng trên thực tế, rất nhiều cặp vợ chồng bất đồng với nhau về nhiều quan điểm như không có chung ý kiến với nhau về việc ai là người trực tiếp chăm nuôi con hay là người cấp dưỡng cho con; không thống nhất được về phần tài sản của mỗi bên sẽ nhận được sau khi ly hôn hay đơn giản nhất đó chính là không thống nhất được về nơi nộp hồ sơ ly hôn.

Bên cạnh đó, nhiều cặp vợ chồng hay có suy nghĩ là chỉ cần cùng ký vào đơn ly hôn và không muốn có mặt tại Tòa án khi nhận được lệnh triệu tập, sự vắng mặt của một bên vợ và chồng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ, gây khó khăn đến cho chính người vắng mặt.


3. Căn cứ giải quyết thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn là gì?

Căn cứ giải quyết thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn là gì?
Căn cứ giải quyết thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn là gì?

Căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương dựa theo điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là như sau:

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
  • Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng
  • Đời sống chung của vợ, chồng không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Vợ hoặc chồng phải có nghĩa vụ chứng minh đời sống hôn nhân đang rơi vào một trong những tình trạng nêu trên thì khi đó, Tòa án mới có đủ căn cứ để giải quyết ly hôn đơn phương.

 Căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn thuận tình dựa theo điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là như sau:

  • Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn 
  • Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản
  • Hai bên đã thỏa thuận về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con

Như vậy, để Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn, hai vợ chồng phải đáp ứng được đầy đủ những điều kiện trên.


4. Thẩm quyền giải quyết của thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

Thẩm quyền giải quyết của thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn
Thẩm quyền giải quyết của thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

Theo quy định tại các điều 26, 27, 28, 35, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

  • Đối với thuận tình ly hôn thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh nếu có yếu tố nước ngoài) nơi hai vợ chồng đang cư trú, làm việc.
  • Đối với đơn phương ly hôn thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh nếu có yếu tố nước ngoài) nơi bị đơn đang cư trú/làm việc.

5. Mẫu đơn thuận tình ly hôn và đơn phương đi hôn

5.1 Mẫu đơn ly hôn đơn phương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————o0o————–

ĐƠN KHỞI KIỆN LY HÔN

Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN……………………- TP: ……………………..

Người khởi kiện: ……………………………………………….Sinh ngày: ……………………

CMND số: ……………………………… Do công an……………… Cấp ngày: ……………..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………….

Người bị kiện: ………………………………………………Sinh ngày: …………………………..

CMND số: do công an cấp ngày: ………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………..

Xin trình bày với quý toà một việc như sau:

Hai chúng tôi đã kết hôn từ năm……………………….. có đăng ký kết hôn tại UBND phường………………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này yêu cầu Toà án nhân dân ………………………………giải quyết ly hôn, lý do: ………………………………………………………………

Vì vậy, chúng tôi làm đơn này kính mong Quý Toà xem xét giải quyết cho chúng tôi được ly hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân như hiện nay, cụ thể:

  1. Về con chung có (chưa có):

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Về tài sản chung:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

(Nếu không có tài sản chung thì ghi không có tài sản chung)

  1. Về nhà ở:

……………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………(Nếu không có nhà ở thì ghi không có)

  1. Về vay nợ:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

(Nếu không có vay nợ thì ghi không có)

Kính mong Quý tòa xem xét giải quyết cho yêu cầu ly hôn của tôi để tôi sớm ổn định cuộc sống riêng của mình.

Kính đề nghị Quý Toà xem xét.

…………, ngày… tháng … năm 20…

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

So sánh đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn

5.2 Mẫu đơn thuận tình ly hôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————o0o————–

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN,

NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN……………………..- TP: ……………………..

Họ và tên chồng: ………………………………………………..Sinh ngày: ……………………

CMND số: ………………………………. Do công an……………… Cấp ngày: ……………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………..

Họ và tên vợ: ……………………………………………….Sinh ngày: …………………………..

CMND số: do công an cấp ngày: …………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………..

Xin trình bày với quý toà một việc như sau:

Hai chúng tôi đã kết hôn từ năm……………………….. có đăng ký kết hôn tại UBND phường……………………………………………………………………………………..

Chúng tôi làm đơn này yêu cầu Toà án nhân dân ……………………………………công nhận thuận tình ly hôn, lý do: ………………………………………………………………

Vì vậy, chúng tôi làm đơn này kính mong Quý Toà xem xét giải quyết cho chúng tôi được ly hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân như hiện nay, cụ thể:

  1. Về con chung có (chưa có):

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Về tài sản chung: chúng tôi đã tự nguyện thoả thuận chia như sau: (ghi cụ thể mỗi người được chia sở hữu tài sản gì).

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

(Nếu không có tài sản chung thì ghi không có tài sản chung)

  1. Về nhà ở: chúng tôi đã tự nguyện thoả thuận như sau:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

(Nếu không có nhà ở thì ghi không có)

  1. Về vay nợ: chúng tôi đã tự nguyện thoả thuận như sau:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

(Nếu không có vay nợ thì ghi không có)

Kính đề nghị Quý Toà xem xét.

…………,Ngày…tháng…năm 20…

HỌ VÀ TÊN CHỒNG(ký, ghi rõ họ tên) HỌ VÀ TÊN VỢ(ký, ghi rõ họ tên)

6. Cách viết đơn thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

Cách viết đơn thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn
Cách viết đơn thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

6.1 Cách viết đơn đơn phương ly hôn

Thứ nhất, ghi rõ tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn:

  • Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nào. 
  • Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào. 

Thứ hai, trình bày rõ thông tin cơ bản của cả vợ và chồng, bao gồm các thông tin như:

  • Thông tin họ và tên người khởi kiện, họ và tên người bị kiện (được viết bằng chữ in hoa, có dấu);
  • Thông tin ngày tháng năm sinh;
  • Thông tin số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp);
  • Thông tin nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
  • Thông tin nơi ở hiện tại,… của hai vợ chồng.

Người viết đơn ly hôn ghi rõ địa điểm kết hôn, thời gian kết hôn, thời gian hai người chung sống. Trình bày rõ vợ chồng còn đang ở chung với nhau hay không? Có ly thân không? Đã ly thân được bao nhiêu năm (nếu có)?

Thứ ba, trình bày tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân ly hôn:

Mâu thuẫn vợ chồng được hòa giải tại cơ quan hay địa phương chưa? Trình bày rõ căn cứ để đơn phương ly hôn như:

  • Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình.

Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

  • Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

  • Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

Thứ tư, về thông tin con chung:

  • Trình bày rõ thông tin con cái bao gồm: số lượng con chung, họ và tên con, giới tính, ngày/tháng/năm sinh…

Nếu vợ chồng thỏa thuận được với nhau người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng thì ghi rõ sự thỏa thuận của vợ chồng;

  • Trong trường hợp chưa đi tới thống nhất người trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì người làm đơn ly hôn cần ghi rõ nguyện vọng nuôi con hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Trong trường hợp cả hai không thể tự thỏa thuận về việc nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện vật chất, điều kiện về tinh thần và tư cách đạo đức của vợ/chồng để quyết định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn.

  • Nếu vợ chồng chưa có con chung, thì ghi “Không có”.

Thứ năm, về thông tin tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Đây là nội dung để tòa án làm căn cứ để phân chia tài sản cho vợ chồng sau ly hôn.

  • Trường hợp không có tài sản chung thì ghi Vợ chồng chúng tôi không có tài sản chung.
  • Trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận được phân chia toàn bộ tài sản chung thì nêu rõ sự thỏa thuận của vợ chồng. Hoặc vợ chồng tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Trường hợp vợ chồng chưa đi tới thống nhất phân chia tài sản chung thì nếu có tài sản chung, phải thống kê chi tiết số tài sản chung của vợ chồng, yêu cầu nguyện vọng trong việc phân chia tài sản đó.

Thứ sáu, thông tin nợ chung và các nghĩa vụ tài chính khác trong thời kỳ hôn nhân

Tòa án sẽ căn cứ vào thông tin các khoản nợ chung để xác định trách nhiệm trả nợ của vợ chồng.

  • Nếu vợ chồng không có nợ chung ghi vào trong đơn là “Vợ chồng chúng tôi không cho ai vay nợ và cũng không nợ ai nên không yêu cầu Tòa án giải quyết”.
  • Nếu vợ chồng có khoản nợ chung, không đạt được sự thống nhất trong trách nhiệm trả nợ thì cần thống kê đầy đủ, chi tiết các khoản nợ chung, chủ nợ là ai, thời gian nợ, thời gian phải trả nợ, tên tài sản nợ,người làm chứng (nếu có) …

6.2 Cách viết đơn thuận tình ly hôn

Về thông tin Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

Người yêu cầu cần ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật. Trong đó lưu ý:

  • Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.  Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Về thông tin hai bên vợ chồng: Người yêu cầu cần trình bày rõ các thông tin cả vợ và chồng, bao gồm các thông tin như sau:

  • Họ và tên vợ, họ tên chồng (được viết bằng chữ in hoa, có dấu);
  • Năm sinh của hai vợ chồng;
  • Số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp) của hai vợ chồng;
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hai vợ chồng;
  • Nơi ở hiện tại của hai vợ chồng.

Về tình cảm:

Người viết đơn xin ly hôn ghi rõ địa điểm kết hôn, thời gian kết hôn và chung sống (thời gian kết hôn cụ thể được pháp luật công nhận trong giấy đăng ký kết hôn, thời gian chung sống được tính kể từ ngày pháp luật công nhận hôn nhân cho đến ngày viết đơn xin ly hôn).

Trong cách viết đơn xin ly hôn theo đúng quy định, người làm đơn ly hôn cần ghi rõ các nguyên nhân, tình trạng các mâu thuẫn, các phương pháp hòa giải mà cả hai hoặc một trong hai đã áp dụng (hòa giải, thỏa thuận, khuyên răn,…) nhưng không thành.

Mặc dù nguyên nhân dẫn đến ly hôn thì không phải ai cũng giống nhau. Tuy nhiên, có thể trình bày một số nguyên nhân sau đây:

  • Cuộc sống vợ chồng ngày càng phát sinh mâu thuẫn, bất đồng quan điểm, cuộc sống gia đình rơi vào tình trạng căng thẳng trầm trọng. Đã rất nhiều lần vợ chồng ngồi lại nói chuyện để tìm cách giải quyết nhưng đều không có kết quả, không tìm được tiếng nói chung.
  •  Hai người có nhiều mâu thuẫn và mâu thuẫn kéo dài khiến mục đích của hôn nhân không đạt được.

Sau nhiều lần cố gắng nhưng quan điểm trong cuộc sống khác nhau, tình cảm vợ chồng không còn, không thể kéo dài cuộc sống hôn nhân nữa.

  • Do một trong hai người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng như: ngoại tình, bạo lực gia đình… khiến cả hai đều mệt mỏi và không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng.
  • Vợ chồng chúng tôi đã ly thân trong thời gian dài, nhận thấy tình trạng hôn nhân rơi vào trầm trọng không thể cứu vãn.

Về con chung:

  • Trong mục này, nếu như chưa có con chung, ghi vào mục này là chưa có;
  • Nếu có con chung, ghi rõ các thông tin của con bao gồm: có mấy người con, họ và tên, giới tính, ngày/tháng/năm sinh,…

Trình bày rõ sự thỏa thuận của vợ chồng về người trực tiếp nuôi dưỡng con, yêu cầu cấp dưỡng ( không yêu cầu cấp dưỡng hay tạm hoãn nghĩa vụ cấp dưỡng hay thỏa thuận mức cấp dưỡng,….) đối với từng con sau khi ly hôn.

Về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

Trong quá trình viết đơn ly hôn, nội dung tài sản chung được hướng dẫn như sau:

  • Nếu không có tài sản chung thì ghi là Vợ chồng không có tài sản chung.
  • Nếu có tài sản chung, nhưng vợ chồng đã tự thỏa thuận giải quyết được toàn bộ vấn đề tài sản với nhau, không yêu cầu Tòa án giải quyết thì không cần thống kê tài sản vợ chồng trong đơn, ghi rõ Vợ chồng chúng tôi tự thỏa thuận với nhau và không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Về nợ chung và các nghĩa vụ tài chính khác trong thời kỳ hôn nhân:

Nợ chung là một trong những vấn đề vợ chồng quan tâm khi ly hôn, nó ảnh hưởng đến quá trình giải quyết ly hôn.

Đối với những khoản nợ chung trong đơn ly hôn được hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Nếu vợ chồng không có nợ chung, sẽ ghi vào trong đơn là “Vợ chồng chúng tôi không cho ai vay nợ và cũng không nợ ai nên không yêu cầu Tòa án giải quyết”.
  • Nếu vợ chồng có khoản nợ chung thì cần thống kê đầy đủ, chi tiết các khoản nợ chung, thời gian nợ, thời gian trả, người cho vay nợ, tên tài sản nợ, người làm chứng (nếu có), thỏa thuận với người trả nợ. Nếu không thỏa thuận được với bên cho vay nợ, phần này sẽ do Tòa án xem xét và xử lý.

7. Lệ phí đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn

Lệ phí đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn
Lệ phí đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn

7.1 Lệ phí thuận tình ly hôn

Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH lệ phí thuận tình ly hôn sẽ là 300.000 VNĐ. Sau khi nộp tiền tạm ứng lệ phí thì vụ việc sẽ được tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục chung.

7.2 Án phí đơn phương ly hôn

Căn cứ theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH thì án phí đối với các vụ án khởi kiện ly hôn theo yêu cầu của một bên là 300.000 VNĐ.

Trong trường hợp khi hai bên xảy ra tranh chấp về tài sản có giá trị trên 6.000.000 VNĐ thì án phí sẽ bao gồm cả mức tiền cụ thể và số tiền tương ứng với tỷ lệ phần trăm tài sản có tranh chấp.  

Như vậy, đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn có những điều khác biệt và điểm khó nhất định. Vậy nên cần dựa vào vào ý chí, nguyện vọng của vợ, chồng để có thể lựa chọn hình thức ly hôn sao cho phù hợp.


8. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.

Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: So sánh đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn.

Để được tư vấn cụ thể hơn các bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu ly hôn nhanh, bạn có thể sử dụng dịch vụ ly hôn của chúng tôi tại đây:

Trân trọng./.

Đánh giá

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Mục lục
Scroll to Top