Hướng dẫn thủ tục ly hôn vắng mặt

6 điều cần lưu ý về thủ tục ly hôn vắng mặt
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Ly hôn có được vắng mặt không?

Làm thế nào để vắng mặt nhưng vẫn thực hiện thủ tục ly hôn được?

Bài viết dưới đây cùa Luật Quang Huy sẽ giải đáp cho bạn đọc về vấn đề ly hôn nhưng vắng mặt, theo quy định của pháp luật.


1. Ly hôn vắng mặt là gì?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Quá trình giải quyết vụ việc ly hôn, cần phải có sự có mặt của hai bên. Vậy, có thể ly hôn không cần ra tòa hay không?

Trên thực tế, vẫn có những trường hợp giải quyết ly hôn vắng mặt một bên đương sự vì lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó.

Như vậy, ly hôn vắng mặt được hiểu là việc một bên đương sự không có mặt tại phiên tòa.

Giải quyết ly hôn vắng mặt sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Ly hôn vắng mặt thường gặp hơn ở trường hợp ly hôn đơn phương, tức ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Tuy nhiên, trong 1 vài ly hôn thuận tình, dù đã thỏa thuận cùng thực hiện thủ tục, đôi khi vẫn có một bên không đến Tòa án giải quyết.

Ly hôn vắng mặt là gì?
Ly hôn vắng mặt là gì?

2. Có giải quyết ly hôn vắng mặt được không?

Theo quy định pháp luật khi được Tòa án triệu tập lần thứ nhất để giải quyết yêu cầu ly hôn, nguyên đơn hoặc bị đơn phải có mặt. Nếu vắng mặt phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Nếu không có đơn thì phiên tòa sẽ phải hoãn xét xử. Khi đó, Tòa án phải thông báo cho những người còn lại được biết về tình hình của phiên tòa và về việc hoãn phiên tòa.

Đối với lần triệu tập lần thứ hai, nếu một trong hai vợ chồng lại vắng mặt nếu có lý do chính đáng hoặc vì sự kiện bất khả kháng thì có thể hoãn phiên tòa.

Nếu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa vẫn sẽ giải quyết, nếu không có thì sẽ có những hậu quả như sau:

Trường hợp nguyên đơn vắng mặt thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó.

Trường hợp bị đơn vắng mặt:

  • Tòa vẫn tiến hành xét xử vắng mặt nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập.
  • Tòa đình chỉ giải quyết với yêu cầu phản tố nếu bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt tại phiên tòa. Lúc này, bị đơn được coi là từ bỏ yêu cầu phản tố.

Như vậy, đương sự có thể vắng mặt khi giải quyết yêu cầu ly hôn.

Cùng với đó, ly hôn không thể ủy quyền được. Hai bên vợ chồng phải có mặt tại Tòa.

Cho nên, khi vắng mặt trong phiên tòa xét xử, các bên đương sự phải có đơn đề nghị xét xử vụ án vắng mặt.

Lúc này, việc đương sự có đơn đề nghị giải quyết ly hôn vắng mặt thì Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục bình thường.

Tuy nhiên, thời gian giải quyết sẽ bị kéo dài hơn rất nhiều so với thủ tục thông thường.

Như vậy, các trường hợp sau đây thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt, khi thủ tục ly hôn không nhất thiết cần sự có mặt của cả hai vợ chồng mới có thể giải quyết:

Khi một bên không thể có mặt hoặc cố tình không có mặt tại Tòa án mặc dù đã được Tòa triệu tập hợp lệ, Tòa án sẽ có cách giải quyết trong từng trường hợp cụ thể.

Quy định như vậy là để bảo vệ quyền lợi của các bên đương sự.

Tuy nhiên, trong từng trường hợp, bên vắng mặt là nguyên đơn hay bị đơn thì cách xử lý sẽ khác nhau.

Xem thêm: Những trường hợp được đơn phương ly hôn 


3. Có thể ly hôn vắng mặt ở những giai đoạn nào?

3.1 Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt

Theo Điều 379 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ.

Nếu vợ, chồng hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Nếu không hòa giải thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình khi có các điều kiện:

  • Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, chăm sóc, nuôi dưỡng con…
  • Sự thỏa thuận bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Do đó, nếu muốn hòa giải thì phải có sự có mặt của hai bên.

Bởi vậy, nếu thuận tình ly hôn thì phải có mặt của cả hai người để đảm bảo yếu tố thuận tình.

Tuy nhiên, nếu cả hai bên đều mong muốn ly hôn nhưng điều kiện lại không cho phép thì hai bên có thể cùng làm đơn xin ly hôn vắng mặt yêu cầu Tòa án xử lý ly hôn vắng mặt.

Trên thực tế, khi thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, Tòa án sẽ không giải quyết nếu vợ, chồng vắng mặt.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn thuận tình

3.2 Đối với đơn phương ly hôn vắng mặt

Theo Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nếu đương sự vắng mặt, Tòa vẫn tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương khi:

  • Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
  • Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
  • Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Đồng thời, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương.

Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.


4. Ly hôn vắng mặt được mấy lần

Với trường hợp nguyên đơn vắng mặt:

Lần thứ nhất triệu tập nếu nguyên đơn vắng mặt, Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Lần thứ hai vắng mặt mà không có người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên tòa, trong từng trường hợp có cách giải quyết sau:

  • Vắng mặt và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, Tòa án xét xử vắng mặt nguyên đơn;
  • Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan Tòa sẽ hoãn phiên tòa;
  • Vắng mặt không có lý do chính đáng, không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó. Trong trường hợp nếu vụ án đó, bị đơn có yêu cầu phản tố; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ giải quyết phần vụ án có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong trường hợp này sẽ thay đổi.

Với trường hợp bị đơn vắng mặt:

Lần thứ nhất bị đơn vắng mặt, Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Lần thứ hai vắng mặt, xét tới có các trường hợp sau:

  • Bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
  • Bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì giải quyết như sau: Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt, không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, nếu bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì xét xử vắng mặt bị đơn.
Ly hôn vắng mặt được mấy lần
Ly hôn vắng mặt được mấy lần

5. Hồ sơ xin ly hôn vắng mặt

Hồ sơ yêu cầu ly hôn vắng mặt bị đơn bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Đơn ly hôn đơn phương;
  • Giấy chứng nhận kết hôn hoặc trích lục bản sao giấy chứng nhận kết hôn.
  • Bản sao có công chứng/chứng thực Chứng minh nhân dân của vợ và chồng
  • Bản sao giấy khai sinh của các con;
  • Bản sao có công chứng/chứng thực Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú của vợ và chồng;
  • Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).

6. Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt bị đơn

6.1 Nộp hồ sơ ly hôn vắng mặt

Nộp đầy đủ hồ sơ khởi kiện hợp lệ nêu trên tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

6.2 Tòa án xem xét hồ sơ và thụ lý đơn ly hôn

Với trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt chồng hoặc vợ thì sau khi nhận được đơn yêu cầu ly hôn của nguyên đơn, tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án khi có đầy đủ hồ sơ và giấy tờ hợp lệ.

Sau đó, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ly hôn sẽ ra quyết định thụ lý vụ án và gửi cho nguyên đơn, bị đơn.

6.3 Chuẩn bị xét xử

Thời giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt bị đơn
Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt bị đơn

6.4 Tòa án mở phiên tòa giải quyết ly hôn vắng mặt một bên

Theo quy định tại khoản 1 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

Theo đó, ở lần triệu tập đầu tiên, nếu bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử giải quyết vắng mặt bị đơn.

Trường hợp bị đơn vắng mặt mà không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.

Khi đó, Tòa án phải có thông báo cho nguyên đơn, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn về việc hoãn phiên tòa đó.

Khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt bị đơn ở lần triệu tập hợp lệ lần thứ hai.

Khi đó, trừ trường hợp bị đơn gặp trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể tới tham dự phiên tòa thì Tòa án có thể ra quyết định tạm hoãn phiên tòa.

Còn lại các trường hợp khác sẽ được giải quyết như sau:

  • Bị đơn không có yêu cầu phản tố thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ
  • Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt. Trường hợp bị đơn vẫn tiếp tục có yêu cầu phản tố thì bị đơn vẫn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai


7. Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Trên đây là toàn bộ lời tư vấn của chúng tôi về quy định của pháp luật về vấn đề thủ tục ly hôn vắng mặt.

Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc mong muốn được Luật sư trợ giúp về các vấn đề thủ tục ly hôn vắng mặt, bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn ly hôn qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu ly hôn nhanh, bạn có thể sử dụng dịch vụ ly hôn của chúng tôi tại đây:

Trân trọng./.

5/5 - (6 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top