Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.
Chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh sinh lời hẳn sẽ nghĩ đến vấn đề góp vốn.
Để đảm bảo an toàn pháp lý trong quá trình góp vốn, cá nhân, tổ chức phải lập hợp đồng góp vốn chặt chẽ, tránh trường hợp dễ phát sinh tranh chấp.
Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ thông tin đến bạn mẫu hợp đồng góp vốn mới và thông dụng nhất.
1. Hợp đồng góp vốn là gì?
Hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận về việc góp vốn (có thể là tiền, tài sản, công sức,…) của các chủ thể khác nhau để hướng tới thực hiện công việc hoặc đạt được mục đích chung nhất định.
Hợp đồng này có thể được ký kết giữa các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức để thỏa thuận về việc cùng thực hiện việc góp vốn để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó nhằm tạo ra lợi nhuận cũng như phân chia lợi nhuận.
Trên thực tế, hợp đồng góp vốn được sử dụng rất nhiều trong hoạt động kinh doanh, tạo lợi nhuận cho các bên chủ thể, đó có thể dưới hình thức hợp đồng góp vốn đầu tư, hợp đồng góp vốn kinh doanh, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…
Cũng có nhiều trường hợp các bên sử dụng biên bản thỏa thuận góp vốn hoặc hợp đồng đầu tư vốn, hợp đồng hùn vốn,… cũng có ý nghĩa tương tự.

2. Mẫu hợp đồng góp vốn
Nhiều người không nắm được mẫu hợp đồng góp vốn có những điều khoản ràng buộc nào phù hợp, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia góp vốn.
Nếu còn băn khoăn về nội dung hợp đồng này, bạn có thể tham khảo Mẫu hợp đồng góp vốn của Luật Quang Huy dưới đây:
3. Cách viết hợp đồng góp vốn
Về cách viết hợp đồng góp vốn, quý bạn đọc có thể dựa trên mẫu hợp đồng đã nêu để xây dựng điều khoản.
Hợp đồng góp vốn giữa cá nhân và công ty cũng có thể thiết lập tương tự như trên.
Cần đảm bảo các thông tin chính sau đây:
- Về thông tin của các bên trong hợp đồng: Cần ghi chính xác họ tên, giấy tờ cá nhân, địa chỉ để phân biệt chủ thể đó với nhau, chỉ định chính xác quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể trong hợp đồng này.
- Về tài sản và giá trị góp vốn của các bên:
Đây chính là đối tượng của hợp đồng cần thỏa thuận rõ, thông tin về tài sản để cá biệt hóa tài sản đó, giá trị là bao nhiêu, chiếm tỷ lệ như thế nào trong tổng vốn góp,…
Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Mô tả cụ thể về tài sản góp vốn; nếu tài sản góp vốn là tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải liệt kê giấy tờ chứng minh quyền sở hữu
- Về mục đích góp vốn: Các bên cần thống nhất rõ ràng trong hợp đồng để đảm bảo tài sản góp vốn được sử dụng đúng mục đích như các bên thỏa thuận ban đầu.
- Về quyền và nghĩa vụ của các bên: Đây là điều khoản quan trọng hướng tới hợp đồng được thực hiện theo đúng mục đích, lộ trình ban đầu các bên đã đặt ra, cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp nếu phát sinh về sau.
- Phương thức giải quyết tranh chấp, phạt vi phạm: hình thức xử lý, số tiền phạt (nếu có), cách thức giải quyết tranh chấp,..
- Cam đoan của các bên: Điều khoản này một lần nữa khẳng định và ràng buộc các bên về những thông tin đã thống nhất trong hợp đồng này.
Sau khi hai bên thỏa thuận góp vốn và ghi đầy đủ thông tin vào trong hợp đồng theo mẫu thì phải ký và ghi rõ họ tên, xác nhận ý chí của mình theo nội dung hợp đồng này.
4. Quy định về hợp đồng góp vốn
4.1 Chủ thể của hợp đồng góp vốn
Bên góp vốn và bên nhận góp vốn là cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc, lừa dối, gây hiểu nhầm để xác lập giao dịch
4.2 Hình thức của hợp đồng góp vốn
Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về hình thức của hợp đồng góp vốn.
Do đó, về mặt lý thuyết, hợp đồng góp vốn có thể được lập dưới hình thức lời nói hoặc văn bản.
Tuy nhiên, trên thực tế, hợp đồng góp vốn nên được lập thành văn bản để phòng ngừa những rủi ro các bên vi phạm thỏa thuận.
4.3 Nội dung của hợp đồng góp vốn
Cũng không có quy định nào bắt buộc loại hợp đồng này phải có nội dung thế nào. Điều này phụ thuộc vào sự thỏa thuận góp vốn đầu tư hay kinh doanh của các bên ở quy mô ra sao, lĩnh vực gì.
Tuy nhiên, nhìn chung, nội dung thỏa thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Nội dung có thể bao gồm các điều khoản sau đây:
- Thông tin của các bên;
- Tài sản góp vốn;
- Giá trị tài sản góp vốn:
- Thời hạn góp vốn;
- Mục đích của việc góp vốn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp;
- Phân chia lợi nhuận và rủi ro (nếu có);
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Mẫu hợp đồng góp vốn.
Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng./.