Mẫu hợp đồng tương lai

Mẫu hợp đồng tương lai
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

“Thương trường là chiến trường” – và “vũ khí” lợi hại nhất của các chủ thể khi tham gia kinh doanh, đó chính là Hợp đồng.

Trong đó có thể kể tới Hợp đồng tương lai.

Để tiến hành hoạt động này thì bước xây dựng hợp đồng là rất quan trọng.

Vậy quy định về hợp đồng tương lai hiện nay như thế nào?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy xin gửi đến các bạn thông tin đó cũng như mẫu hợp đồng tương lai và quy định về các loại hợp đồng tương lai mới nhất theo quy định để bạn tham khảo.


1. Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là một văn bản thỏa thuận pháp lý để mua hoặc bán một tài sản cụ thể và bảo đảm ở một mức giá định trước tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Tài sản ở đây gồm có là hàng hóa, chứng khoán, tiền tệ,…


2. Mẫu hợp đồng tương lai

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

Do đó, tùy vào nhu cầu và thỏa thuận của các bên mà có thể thiết lập hợp đồng phù hợp.

Dưới đây là mẫu hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai mà các bạn có thể tham khảo:

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI


3. Cách viết hợp đồng tương lai

Để soạn thảo hợp đồng tương lai một cách chính xác nhất, cần lưu ý những vấn đề sau:

3.1 Tìm hiểu và xác định kỹ tư cách chủ thể các bên

Để xác định tư các chủ thể của các bên khi các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia ký kết hợp đồng thì cần ít nhất một vài thông tin sau:

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp cần có thông tin như tên gọi, địa chỉ trụ sở, giấy phép hoạt động và người đại diện hợp pháp.
  • Đối với cá nhân các thông tin tối thiểu cần xác định là tên, số chứng minh nhân dân và địa chỉ thường trú.

3.2 Xác định tên gọi và đối tượng của hợp đồng

Tên gọi hợp đồng thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với loại tài sản trong tương lai

Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán trong tương lai, còn tên của tài sản là công trình xây dựng, ta có Hợp đồng mua bán công trình xây dựng tương lai.

3.3 Xác định căn cứ ký kết hợp đồng

Những căn cứ ký kết hợp đồng có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh.


4. Đặc điểm hợp đồng tương lai

4.1 Tính bù trừ và ký quỹ

Hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để:

  • Đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.
  • Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần. Do đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia.

4.2 Đòn bẩy tài chính

Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ (so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở).

Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ.

Do hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở.

4.3 Tính cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

Khi giao dịch hợp đồng tương lai, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định.

Cụ thể, khi đáo hạn hợp đồng tương lai, bên bán có nghĩa vụ giao một khối lượng tài sản cơ sở xác định cho bên mua và có quyền được nhận tiền từ bên mua còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng tương lai và nhận tài sản chuyển giao từ bên bán.

4.4 Tính thanh khoản

Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng, nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán hợp đồng tương lai đều biết được trước một cách rõ ràng họ có thể (hoặc sẽ) mua – bán cái gì, cách thức giao dịch vào thời điểm nào trong tương lai.

Vì vậy, các nhà đầu tư có thể mở và đóng vị thế khi cần một cách dễ dàng.

Điều này làm cho thị trường hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, và biến hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng vào những mục đích khác nhau.


5. Cách định giá hợp đồng tương lai

Để định giá hợp đồng tương lai, chúng ta sẽ dựa trên quy luật cung – cầu của thị trường.

Các nhà đầu tư thực hiện hợp đồng hoặc đưa ra những lệnh đặt và lệnh được khớp thông qua sàn giao dịch.

Theo mô hình Cost of Carry, giá hợp đồng tương lai được xác định cụ thể như sau:

Giá tương lai = Giá cơ sở + Lãi vay Cổ tức

Trên đây là bài viết về Mẫu hợp đồng tương lai mới nhất theo quy định hiện hành.

Nếu còn vấn đề gì chưa nắm rõ, cần được giải đáp, vui lòng liên hệ lên đến HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật Quang Huy
Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top
Mục lục