Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.
Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có quan tâm đến việc mua bán hàng hóa quốc tế, vậy mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Khi thực hiện mua bán hàng hóa quốc tế, nên lập một hợp đồng như nào để đảm bảo về cả mặt nội dung và hình thức?
Để hỗ trợ bạn trong vấn đề này, Luật Quang Huy xin gửi đến bạn bài viết về Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau:
1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa mà trong đó, hàng hóa được mua bán có sự chuyển dịch qua khỏi biên giới của một quốc gia, vùng lãnh thổ.
Biên giới có thể là biên giới lãnh thổ địa lý hoặc biên giới có tính pháp lý nhưng không dịch chuyển về lãnh thổ.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa hai bên, bên mua và bên bán, trong đó:
- Bên bán cung cấp hàng hóa,chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa.
- Bên mua thanh toán tiền hàng và nhận hàng
2. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể biến đổi rất đa dạng, tùy và cách thức và tập quán lập hợp đồng ở mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dưới đây:
TẢI MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
3. Cách viết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Khi giao kết hợp đồng mua bán quốc tế, các bên có thể tự do thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng, tuy nhiên cũng cần lưu ý các nội dung quan trọng sau:
Thông tin các bên giao kết: tên của cá nhân/tổ chức; quốc tịch; địa chỉ; thông tin người đại diện pháp luật (của bên giao kết là tổ chức);
Các vấn đề liên quan đến hàng hóa và đối tượng mua bán của hợp đồng, bao gồm:
- Loại hàng hóa, số lượng, chất lượng;
- Cách thức vận chuyển hàng hóa;
- Thông tin về bên trung gian vận chuyển;
- Số đợt giao hàng hóa (nếu có)
- Thời gian, địa điểm giao, nhận hàng hóa;
- Bảo hành (nếu có).
Các vấn đề liên quan đến thanh toán:
- Giá cả, chi phí phát sinh hợp lý khác;
- Tổng giá trị hợp đồng;
- Phương thức thanh toán, thời gian thanh toán (có thể chia thành nhiều đợt và số tiền thanh toán tương ứng mỗi đợt);
- Mức phạt chậm thanh toán;
Các vấn đề khác liên quan đến hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng:
- Thời hiệu của hợp đồng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Các vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp;
- Lựa chọn luật áp dụng (nếu có).
4. Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
4.1 Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.
Ở Việt Nam theo quy định của Luật thương mại, thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia).
Ở mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể, khi giao kết hợp đồng với đối tượng ở quốc gia nào thì cần phải xem xét điều kiện chủ thể ở quốc gia đó.
4.2 Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thể hiện thỏa thuận biểu hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể, nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với nhau được ghi nhận tại các điều khoản trong hợp đồng mà các bên ký kết.
Nội dung các bên thỏa thuận chỉ được coi là hợp pháp khi các điều khoản trong hợp đồng phù hợp với các quy định quốc tế (các điều ước, công ước quốc tế..), và quy định pháp luật của từng quốc gia cụ thể.
5. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được quy định rất khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế.
Có pháp luật của một số nước yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản, nhưng pháp luật của một số nước khác lại không có bất kì một yêu cầu nào về hình thức hợp đồng.
Tuy nhiên, để để đảm bảo sự an toàn pháp lý trong quan hệ hợp đồng cũng như có bằng chứng cứ, chứng cứ để giải quyết tranh chấp trong trường hợp tranh chấp phát sinh và để có sự ràng buộc rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của hai bên thì nên lập hợp đồng bằng văn bản.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Trong trường hợp cần được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng./.