#7 điều cần biết về chế độ thai sản

Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất
Thai sản không chỉ là quyền lợi của người lao động nữ mà còn là của người lao động nam có vợ sinh con. Với mong muốn hỗ trợ đảm bảo cho người lao động nhận đủ số tiền trợ cấp này, Luật Quang Huy bổ sung thêm đường dây nóng tư vấn chế độ thai sản. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn chế độ thai sản, hãy liên hệ ngay cho Luật sư chúng tôi qua Tổng đài 19006573 để được tư vấn.

Hiện nay đang có rất nhiều người thắc mắc về các quy định được hưởng chế độ thai sản không biết mình được hưởng những khoản trợ cấp gì, được nghỉ chế độ là bao nhiêu ngày.

Để giải đáp thắc mắc của bạn về chế độ thai sản Luật Quang Huy sẽ phân tích chi tiết về các vấn đề điều kiện, mức hưởng và thủ tục hưởng chế độ thai sản gửi đến bạn đọc.


Tổng quan về bài viết

1. Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là một trong những chế độ hưởng của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chế độ này là sự bù đắp cho người lao động khi thu nhập của họ bị mất hay giảm sút do phải nghỉ việc để sinh con, chăm sóc con hoặc chăm sóc vợ con (đối với người lao động nam có vợ sinh con) từ việc họ đã đóng góp vào quỹ thai sản của bảo hiểm xã hội bắt buộc.


2. Đối tượng tham gia chế độ thai sản

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

3. Mức đóng chế độ thai sản

Theo Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bao gồm lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên.

Tỷ lệ tham gia đóng tiền vào quỹ thai sản đối với người sử dụng lao động là 3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, đối với người lao động không phải đóng tiền vào quỹ thai sản.


4. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

4.1 Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ

4.1.1 Đối với người lao động nữ mang thai và sinh con

Điều kiện hưởng thai sản đối với lao động nữ mang thai và sinh con được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

  • Lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
  • Đối với trường hợp lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
  • Người lao động thuộc đáp ứng đủ điều kiện của một trong hai trường hợp nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn đủ điều kiện nhận bảo hiểm thai sản.

Việc xác định khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

  • Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi và tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

4.1.2 Đối với người lao động nữ mang thai hộ

Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

  • Lao động mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc trước khi sinh con mà đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì vẫn đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thai sản.
  • Việc xác định khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con cho lao động nữ mang thai hộ được xác định tương tự như trường hợp lao động sinh con.

4.1.3 Đối với người lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

Điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản đối với trường hợp người lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được quy định cụ thể như sau:

  • Lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Trường hợp lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc trước thời điểm mà đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước thời điểm nhận con nuôi thì vẫn đủ điều kiện để nhận bảo hiểm thai sản.
  • Việc xác định khoảng thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi cho lao động nữ mang thai hộ được xác định tương tự như trường hợp lao động sinh con.

4.1.4 Đối với người lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động nữ thực hiện biện pháp triệt sản

Điều kiện để hưởng thai sản đối với người lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động nữ thực hiện biện pháp triệt sản được quy định như sau:

  • Lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản và phải có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
  • Đang tham gia bảo hiểm xã hội tại thời điểm thực hiện các biện pháp tránh thai.

Như vậy chế độ thai sản không chỉ bao gồm chế độ đối với lao động nữ sinh con mà còn bao gồm nhiều chế độ khác.

Người lao động nữ trong từng trường hợp phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như đã trình bày thì mới đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm thai sản.


4.2 Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nam

4.2.1 Đối với người lao động nam có vợ mang thai và sinh con

Điều kiện để hưởng thai sản đối với người lao động nam có vợ mang thai và sinh con được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Lao động nam có vợ sinh con thì phải đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc mẹ có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng mà cha muốn nhận trợ cấp một lần thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Từ ngày 01/09/2021, theo Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, bổ sung thêm trường hợp nếu cả hai vợ chồng cùng tham gia BHXH mà vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì người chồng đóng BHXH đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng trợ cấp 01 lần khi sinh con.

4.2.2 Đối với người lao động nam có vợ mang thai hộ

Điều kiện để hưởng thai sản đối với người lao động nam có vợ mang thai hộ được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Lao động nam có vợ sinh con thì phải đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu lao động nam có vợ mang thai hộ thì khi vợ sinh con, lao động nam sẽ được nghỉ để chăm sóc vợ sinh. Để được nhận tiền trợ cấp trong những ngày nghỉ chăm sóc vợ sinh thì lao động nam phải đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

4.2.3 Đối với người lao động nam nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi

Đối với người lao động nam nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì điều kiện lãnh bảo hiểm thai sản được quy định như sau: người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước nhận nuôi con nuôi. Khoảng thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

  • Trường hợp nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.
  • Trường hợp nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì thánh nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.
  • Trường hợp nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi vài tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.

4.2.4 Đối với người lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản

Người lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản là một trong những đối tượng được chế độ thai sản. Điều kiện để được hưởng chế độ này được quy định như sau:

  • Lao động nam thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản và phải có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
  • Đang tham gia bảo hiểm xã hội tại thời điểm thực hiện biện pháp triệt sản.

5. Thời gian hưởng và mức hưởng của chế độ bảo hiểm thai sản

5.1 Chế độ khám thai

Người lao động được nghỉ khám thai 05 lần cho thời kì mang thai mà mỗi lần được nghỉ 1 ngày (trường hợp  xa nơi khám hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày):

Mức hưởng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản x số ngày nghỉ khám thai
24 ngày

5.2 Sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, phá thai bệnh lý

Thời gian nghỉ việc tối đa hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này là:

  • 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ 5 đến dưới 13 tuần tuổi;
  • 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi;
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Mức hưởng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản x số ngày nghỉ khám thai
24 ngày

5.3 Khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.

Mức hưởng:

  • Được nhận trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở (lương cơ sở hiện nay bằng 1.490.000 đồng), tương đương 2.980.000 đồng.
  • Mức nghỉ hưởng chế độ thai sản = Lương bình quân 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc x số tháng nghỉ.
  • Trường hợp có ngày lẻ thì số ngày lẻ được hưởng = Lương bình quân 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc/ 30 ngày x số ngày bị lẻ

5.4 Khi thực hiện biện pháp tránh thai

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai như sau:

  • Đặt vòng tránh thai: nghỉ 7 ngày;
  • Triệt sản: nghỉ 15 ngày;

Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Mức hưởng = {Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 30 ngày} x 100% x số ngày nghỉ.

5.5 Chế độ thai sản trong thời kỳ sinh con

Thời gian nghỉ:

  • Nghỉ hưởng chế độ sau khi sinh con là 6 tháng.
  • Trường hợp sinh đôi trở lên, từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng tối đa là đc nghỉ 7 tháng.
  • Thời gian nghỉ hưởng trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Mức trợ cấp một tháng được tính như sau:

Mức hưởng = 100% x mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Còn được trợ cấp 1 lần khi sinh con: trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con là 2.980.000 đồng.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội

5.6 Đối với lao động nữ sau khi sinh

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

5.7 Chế độ thai sản đối với người lao động nữ sinh thuộc trường hợp khác

Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu đủ điều kiện (đóng 6 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng bảo hiểm thai sản từ thời điểm thai chết lưu.

Lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu đủ điều kiện (đóng 6 tháng) thì ngoài chế độ bảo hiểm thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, còn hưởng chế độ thai sản do con chết. (con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng không vượt quá 6 tháng).


6. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

6.1 Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ

6.1.1 Đối với lao động nữ mang thai

Lao động nữ đang mang thai trong đó có cả lao động nữ mang thai hộ cần chuân bị hồ sơ để hưởng chế độ thai sản bao gồm các giấy tờ :

  • Trường hợp điều trị nội trú: Giấy ra viện;
  • Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) .

6.1.2 Đối với lao động nữ sinh con

Theo quy định tại Tiết 2.2.2 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH, đối với trường hợp lao động nữ sinh con người lao động phải chuẩn bị giấy tờ sau:

Như vậy, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao đồm:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con (Bản sao);
  • Sổ Bảo hiểm xã hội bản gốc (đối với trường hợp đã nghỉ việc trước thời điểm sinh con);
  • Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài hồ sơ nêu trên có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết;
  • Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
  • Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

Ngoài ra, đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì có thêm một trong các giấy t sau:

  • Trường hp điều trị nội trú: Bn sao giy ra viện hoặc tóm tt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưng thai;
  • Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưng thai.
  • Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.

6.1.3 Đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

Ngoài những giấy tờ cần phải nộp như lao động nữ sinh con thì hồ sơ đối với lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ manthai hộ nhận con còn có thêm:

  • Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

6.1.4 Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi

Căn cứ theo quy định tại Tiết 2.2.3 Điểm 2.2 Khoản  2 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được hưởng chế độ thai sản phải chuẩn bị  hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con (Bản sao);
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi (Bản sao);

6.1.5 Đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

Khi lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động kể cả nữ và nam giới thực hiện biện pháp triệt sản, để được hưởng chế độ thai sản, người lao động chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy chỉ định của cơ sở khám chữa có thẩm quyền cho hưởng chế độ thai sản;
  • Giấy ra viện;

6.2 Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam

6.2.1 Đối với lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam bao gồm:

  • Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;
  • Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tui mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tui.
  • Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động n mang thai hộ thể hiện con chết.

6.2.2 Đối với lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưng trợ cấp một lần khi vợ sinh con

Căn cứ theo quy định Tiết 2.2.5 Điểm 2.2 Khoản  2 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao giấy chứng sinh hoặc bn sao giy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
  • Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Ngoài ra, đối với trường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì nộp một lần hồ sơ như đối với trường hợp lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con nêu trên.


6.3 Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người sử dụng lao động

Hồ sơ đối với người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 5 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Ngoài ra, căn cứ theo điểm 2.2 Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, thì danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập phải được thực hiện theo mẫu 01B – HSB được ban hành kèm quyết định này.


7. Thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản

7.1 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy từng trường hợp cụ thể mà người lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn bên trên

7.2 Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Người lao động khi đủ các điều kiện hưởng chế độ thai sản thi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định và nộp 01 bộ hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi đang đóng bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho công ty, doanh nghiệp nơi đang làm việc. Trường hợp nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm nơi cư trú.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động, người sử dụng lao động lập Danh sách theo mẫu nộp 01 bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đang đóng bảo hiểm xã hội kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản cho người lao động.

Tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày người lao động đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan bảo hiểm xã hội, quá hạn sẽ không được giải quyết.

Trường hợp người lao động nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì sau khi sinh để hưởng chế độ thai sản thì nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

7.3 Bước 3: Nhận trợ cấp chế độ thai sản

Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đăng ký với người sử dụng lao động về việc nhận trợ cấp theo một trong các hình thức:

  • Thông qua người sử dụng lao động;
  • Thông qua tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng;
  • Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.

Trong trường hợp người lao động nhận trợ cấp thông qua người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả đến người lao động trong thời hạn tối đa 03 ngày kể từ khi nhận được tiền và danh sách kèm theo do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.


8. Cơ sở pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Luật Việc làm 2013
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/04/2017 quy định chi tiết về mức tiền lương đóng BHXH

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về chế độ thai sản theo pháp luật hiện hành.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn chế độ thai sản qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top