Quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng

Quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng
Thai sản không chỉ là quyền lợi của người lao động nữ mà còn là của người lao động nam có vợ sinh con. Với mong muốn hỗ trợ đảm bảo cho người lao động nhận đủ số tiền trợ cấp này, Luật Quang Huy bổ sung thêm đường dây nóng tư vấn chế độ thai sản. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn chế độ thai sản, hãy liên hệ ngay cho Luật sư chúng tôi qua Tổng đài 19006573 để được tư vấn.

Người lao động tiến hành ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo loại hợp đồng có thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn. Vậy đối với người lao động nữ tham gia lao động với hình thức là hợp đồng lao động có xác định thời hạn, hết hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản thì có được hưởng chế độ thai sản không? Qua bài viết sau đây Luật Quang Huy sẽ giới thiệu đến bạn đọc về vấn đề: Quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng.


1. Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản thì có được hưởng thai sản không?

Theo quy định về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động tại bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do nghỉ thai sản. Trong trường hợp, hợp đồng lao động của người lao động ký kết hết hạn trong thời gian bạn nghỉ thai sản. Như vậy, trong thời gian bạn nghỉ thai sản, công ty vẫn có thể chấm dứt hợp đồng lao động với bạn theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Theo đó, lao động nữ khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con theo quy định thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng

Vậy quy định không đề cập đến việc hết hợp đồng lao động hay không nên người lao động chỉ cần đáp ứng đủ về điều kiện về thời gian đóng là đủ 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng liền kề tính từ thời điểm sinh là người lao động vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản bình thường.


2. Có được hưởng chế độ thai sản nếu nghỉ thai sản xong hết hạn hợp đồng không?

Người lao động nữ nghỉ thai sản xong hết hạn hợp đồng với người sử dụng lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo luật bảo hiểm xã hội 2014.

Như phân tích ở trên thì người lao động nghỉ thai sản xong hết hạn hợp đồng với người sử dụng lao động sẽ được hưởng thai sản khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh.
  • Tiến hành nộp đủ hồ sơ bao gồm: Giấy khai sinh/giấy chứng sinh của con, giấy ra viện của mẹ

Tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động mặc định là hết trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người lao động. Vậy người lao động sẽ phải trực tiếp thực hiện thủ tục và nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ hưởng trợ cấp thai sản. Theo quy định pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành, trường hợp người lao động đã nghỉ việc phải trực tiếp nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú để hưởng chế độ thai sản của mình.


Trên đây là toàn bộ các bước hướng dẫn cho người lao động chuẩn bị: Quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc các vấn đề liên quan đến bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật thai sản trực tuyến qua HOTLINE 19006785 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp

 Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top
Mục lục