Tội ra bản án trái pháp luật có hình phạt gì?

Tội ra bản án trái pháp luật có hình phạt gì?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
[su_button url="tel:19006784" style="3d" background="#9A1C24" color="#ffffff" size="6" center="yes" radius="10" icon="icon: phone"]GỌI LUẬT SƯ NGAY![/su_button]

Thế nào được coi là ra bản án trái pháp luật? Hình phạt áp dụng cho tội ra bản án trái pháp luật là gì? Quy định pháp luật về cấu thành tội phạm này như thế nào?

Nếu bạn đang quan tâm, tìm hiểu hay nghiên cứu đến quy định pháp luật về tội ra bản án trái pháp luật thì hy vọng viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp đầy đủ đến bạn thông tin về vấn đề này để bạn có thể tham khảo.


1. Thế nào được coi là ra bản án trái pháp luật?

Ra bản án trái pháp luật, được hiểu là hành vi của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ký vào bản án và ban hành bản án mà biết rõ là áp dụng không đúng với quy định của pháp luật (được áp dụng để giải quyết vụ án đó).


2. Hình phạt áp dụng cho tội ra bản án trái pháp luật

2.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại Điều 370 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hình phạt chính của tội ra bản án trái pháp luật là phạt tù có thời hạn.

Thời hạn của hình phạt sẽ phụ thuộc vào vào tính trái pháp luật của bản án, mức độ nghiêm trọng hay tình tiết khác nhau của vụ án.

Cụ thể:

2.1.1 Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2.1.2 Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
  • Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;
  • Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2.1.3 Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  • Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
  • Dẫn đến bị cáo, người bị hại, đương sự tự sát;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

Dựa theo quy định trên, người có hành vi phạm tội ra bản án trái pháp luật có thể phải chịu hình phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Vì tính chất riêng biệt của loại tội phạm này nên chỉ cần ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật thì người đó đã phải chịu trách nhiệm hình sự.

Việc quyết định hình phạt ngoài việc xác định tính trái pháp luật của bản án, mức độ ảnh hưởng, thiệt hại hay đối tượng bị kết án sai thì thẩm phán còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bên cạnh đó, nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác, phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, người phạm tội bị đe dọa, cưỡng bức,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Cũng chính vì vậy mà nếu hành vi của người phạm tội ra bản án trái pháp luật vi phạm ở khung hình phạt cao nhưng có tình tiết giảm nhẹ hay nhân thân tốt, trước đó chưa phạm tội lần nào, thành thật khai báo, khắc phục thiệt hại xảy ra hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ thì Toà án có thể xem xét để giảm nhẹ hình phạt ở khung thấp hơn.

Để xác định được các tình tiết có lợi hay bất lợi cho người phạm tội, xác định được mức phạt cụ thể nhất, bạn nên tìm đến những Luật sư uy tín, có thâm niên, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại Luật Quang Huy, các Luật sư đa phần đều từng là Thẩm phán với kinh nghiệm nhiều năm xét xử cũng đã từng là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

2.1.4 Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội ra bản án trái pháp luật có hình phạt gì?
Tội ra bản án trái pháp luật có hình phạt gì?

3. Cấu thành tội phạm của tội ra bản án trái pháp luật

3.1 Chủ thể tội ra bản án trái pháp luật

Chủ thể của tội phạm này cũng là chủ thể đặc biệt. Ngoài phải thỏa mãn điều kiện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên thì đặc biệt hơn nữa là chỉ có Thẩm phán hoặc Hội thẩm (Hội thẩm nhân dân hoặc Hội thẩm quân dân) tham gia xét xử vụ án mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Tuy điều luật quy định chỉ có Thẩm phán nhưng trong một số trường hợp thì những chức vụ như: Chánh án, Phó chánh án, Chánh tòa, Phó chánh tòa cũng có thể là chủ thể của tội phạm này. Nếu Chánh án, Phó chánh án, Chánh tòa, Phó chánh toà được giao xét xử vụ án (tức là họ thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán) mà ra bản án trái pháp luật thì vẫn là chủ thể của tội phạm này.

Bên cạnh đó, với trường hợp Chánh án, Phó chánh án, Chánh tòa, Phó chánh tòa không trực tiếp xét xử vụ án nhưng đã ra lệnh cho Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án trái pháp luật thì tùy trường hợp mà hành vi của họ có thể là đồng phạm với Thẩm phán về tội ra bản án trái pháp luật hoặc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ – Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 hoặc tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật – Điều 372 Bộ luật này

Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm đã hết nhiệm kỳ nhưng cố tình xét xử và ra bản án trái pháp luật thì không coi là hành vi ra bản án trái pháp luật vì họ không thỏa mãn dấu hiệu về chủ thể của tội phạm, mà hành vi của họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ – Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

3.2 Khách thể tội ra bản án trái pháp luật

Cũng giống như các tội xâm phạm hoạt động tư pháp khác, khách thể bị xâm hại của tội phạm ra quyết định trái pháp luật là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tố tụng như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm đảm bảo cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Đây là là yếu tố phản ánh rõ rệt nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm cụ thể.

Hành vi phạm tội ra bản án trái pháp luật ngoài việc xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Tòa án trong tiến hành tố tụng (cụ thể là trong hoạt động xét xử) thì còn xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Đối tượng tác động của tội phạm này là bản án. Bản án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành bao gồm: bản án hình sự, bản án dân sự, bản án hôn nhân và gia đình, bản án kinh tế, bản án lao động và bản án hành chính.

Bản án là một văn bản có bố cục gồm phần mở đầu, phần nội dung vụ án và vụ kiện (nhận thấy), phần xét thấy (nhận định, đánh giá, chứng minh) và phần quyết định. Thông thường bản án trái pháp luật được thể hiện chủ yếu ở phần quyết định, vì phần này có ý nghĩa quyết định toàn bộ nội dung xét xử của Hội đồng xét xử và nó là nội dung mà cơ quan thi hành án và những người tham gia tố tụng căn cứ vào đó để thi hành. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tính trái pháp luật lại ở phần mở đầu như: xác định không đúng, không đầy đủ người tham gia tố tụng, hoặc tính trái pháp luật thể hiện ở phần xét thấy như đưa ra những căn cứ không đúng sự thật để chứng minh cho kết luận trái pháp luật.

Cấu thành tội phạm của tội ra bản án trái pháp luật
Cấu thành tội phạm của tội ra bản án trái pháp luật

3.3 Mặt chủ quan tội ra bản án trái pháp luật

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.

Người phạm tội ra bản án trái pháp luật thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý và phải biết rõ việc ra bản án đó là trái pháp luật. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Người phạm tội ra bản án trái pháp luật thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là người phạm tội nhận thức rõ việc ra bản án của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Tuy điều luật không quy định động cơ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này nhưng không vì thế mà không cần xác định động cơ của người phạm tội. Thực tiễn xét xử cho thấy hành vi ra bản án trái pháp luật tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự đều xuất phát từ động cơ xấu như vì vụ lợi, vì thù tức hoặc vì động cơ cá nhân khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, việc xác định động cơ phạm tội có một ý nghĩa rất quan trọng để xác định ý thức chủ quan của người phạm tội có biết rõ bản án mà mình ra là trái pháp luật hay không.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người phạm tội vì động cơ thành tích, muốn giải quyết nhanh để giảm tỷ lệ án tồn đọng. Căn cứ vào động cơ phạm tội có thể xác định người phạm tội có biết rõ bản án mà mình ban hành có trái pháp luật hay không.

Nếu Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhận hối lộ mà ra bản án trái pháp luật thì ngoài tội ra bản án trái pháp luật còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ.

3.4 Mặt khách quan tội ra bản án trái pháp luật

3.4.1 Hành vi khách quan

Mặt khách quan của tội ra bản án trái pháp luật được thể hiện ở hành vi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử ký vào bản án và ban hành bản án đó khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, lao động, kinh tế mà mình biết rõ là bản án đó trái pháp luật.

Bản án bị coi là trái pháp luật khi thuộc các trường hợp sau:

  • Về hình thức: Có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng như thành phần Hội đồng không đúng, xét xử sai thẩm quyền, không điều tra xác minh theo quy định nhằm làm rõ các chứng cứ…
  • Về nội dung: Áp dụng không đúng pháp luật để giải quyết (áp dụng sai điều luật), hoặc xác định không đúng quan hệ pháp luật dẫn đến kết quả giải quyết sai hoặc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm khi ban hành bản án, gây thiệt hại về tài sản, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Bản án là kết quả trực tiếp của hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử do đó trách nhiệm trực tiếp đối với bản án là của các thành viên của Hội đồng xét xử. Vì thế nên bản án phải là một văn bản có giá trị thi hành, nếu mới viết ra (soạn thảo) mà chưa tuyên đọc hoặc chưa ban hành thì chưa coi là đã ra bản án, mà đó chỉ là dự thảo bản án. Trường hợp bản án đã được thông qua trong phòng nghị án, có đủ các chữ ký của các thành viên Hội đồng xét xử nhưng vì lý do nào đó mà bản án đó chưa được tuyên đọc, chưa được ban hành, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức có liên quan chưa nhận được và toàn các quyết định của bản án đó chưa được thi hành thì là trường hợp phạm tội chưa đạt.

Để ra được một bản án trái pháp luật. Thẩm phán hoặc Hội thẩm phải bằng những thủ đoạn khác nhau, vì bản án khác với quyết định. Quyết định có thể do một người ban hành nhưng bản án là văn bản của cả một tập thể (Hội đồng xét xử ba người hoặc năm người; nếu là quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì có thể nhiều hơn). Vì vậy, để ra một bản án trái pháp luật mà không bị phát hiện thì người phạm tội phải thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau. Ví dụ: nếu chỉ có Thẩm phán chủ toạ phiên toà có hành vi ra bản án trái pháp luật thì họ phải nói dối với các Hội thẩm, Thẩm phán khác hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để các Hội thẩm, Thẩm phán khác ký vào bản án và biên bản nghị án.

3.4.2 Hậu quả

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, hậu quả là yếu tố xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu hậu quả xảy ra thì tùy trường hợp, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở khung hình phạt cao hơn.

3.4.3 Các dấu hiệu khách quan khác

Đối với tội ra bản án trái pháp luật ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định một dấu hiệu khách quan rất quan trọng, đó là tính trái pháp luật của bản án mà Thẩm phán, Hội thẩm ban hành.

Một bản án bị coi là trái pháp luật là bản án có nội dung không đúng với quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự. Bản án trái pháp luật là bản án có những sai lầm nghiêm trọng về việc áp dụng Bộ luật Hình sự và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tới mức phải kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm như:

  • Kết án một người mà biết rõ là không có tội hoặc không kết án một người mà biết rõ là có tội.
  • Áp dụng không đúng điều khoản của Bộ luật hình sự theo hướng nặng hơn hoặc nhẹ hơn đối với người phạm tội như: áp dụng không đúng loại hình phạt hoặc áp dụng loại hình phạt quá nặng hoặc nhẹ đối với người phạm tội hoặc cho hưởng án treo không đúng với quy định; áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; áp dụng không đúng các biện pháp tư pháp quy định trong Bộ luật Hình sự.
  • Gây thiệt hại cho đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính như: truất quyền thừa kế của người mà theo pháp luật về thừa kế họ có quyền thừa kế, cho ly hôn khi không đủ các điều kiện mà pháp luật về hôn nhân gia đình quy định cho ly hôn; hủy hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế khi các Hội đồng đó không vi phạm điều cấm; buộc người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động mà người sử dụng đã buộc thôi việc đúng pháp luật về lao động và hợp đồng lao động; bác yêu cầu của người đi kiện về một quyết định hành chính trái pháp luật của UBND,…
  • Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi xét xử, nghị án và ra bản án như: Thẩm phán và Hội thẩm thuộc trường hợp phải từ chối xét xử hoặc bị thay đổi nhưng vẫn tham gia xét xử; xét xử vắng mặt người tham gia tố tụng không đúng với quy định của luật tố tụng; tại phiên tòa không thực hiện đúng trình tự các bước cần tiến hành để xét xử một vụ án.

Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ 4 yếu tố, đó là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Nếu một trong 4 yếu tố đó không thỏa mãn thì hành vi không cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, định tội danh, định khung hình phạt.

Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về cấu thành tội phạm tội ra bản án trái pháp luật, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật Quang Huy qua Tổng đài 19006588.


4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bài viết trên đây của chúng tôi là hướng dẫn cho bạn đọc về vấn đề hình phạt cho tội ra bản án trái pháp luật theo Điều 370 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu bài viết chưa giải đáp được toàn bộ thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top