Thủ tục, thuế nhập khẩu linh kiện điện tử

Thủ tục, thuế nhập khẩu linh kiện điện tử
Nhằm giải đáp được toàn bộ các thắc mắc liên quan đến thuế suất, đối tượng đóng, đối tượng miễn thuế xuất nhập khẩu, Luật Quang Huy đã bổ sung thêm Tổng đài tư vấn luật thuế xuất nhập khẩu trực tuyến. Nếu Quý khách có nhu cầu kết nối với chúng tôi, bạn liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.

Bạn đang băn khoăn nhập khẩu linh kiện điện tử có chịu thuế không? Nếu có, thuế nhập khẩu linh kiện điện tử là bao nhiêu? Thủ tục hải quan linh kiện điện tử gồm các bước như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên cho bạn đọc.


1. Thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu trong tiếng Anh gọi là Import Tax.

Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch, khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước. Hoặc được hiểu theo góc độ kinh tế đơn thuần là một khoản tiền mà đối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nước có hàng hóa đi qua khu vực hải quan của nước đó.

Hiện nay, có những nước đánh thuế cao đối với hàng nhập khẩu, có những nước lại quản lý nhập khẩu qua quản lý ngoại tệ, qua các biện pháp phi thuế quan. Mục đích của các công cụ này là cản trở xuất khẩu của các nước khác vào lãnh thổ nước mình để bảo vệ hàng hóa trong nước. Và biện pháp đánh thuế nhập khẩu là biện pháp phổ biến và dễ dàng nhất.

Mục đích của việc đánh thuế nhập khẩu:

  • Một là, góp phần vào việc phát triển và bảo hộ sản xuất;
  • Hai là, hướng dẫn tiêu dùng trong nước;
  • Ba là, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách;
  • Bốn là, thuế quan là công cụ quan trọng trong đàm phán quốc tế, góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại.

2. Linh kiện điện tử là gì?

Linh kiện điện tử được biết đến là thành phần điện tử cơ bản. Chúng có thể là một linh kiện rời rạc hoặc có thể có trong một thiết bị riêng lẻ với những tính năng xác định. Các linh kiện điện tử thường có 2 hay nhiều đầu nối điện. Chúng sẽ được kết nối với nhau để tạo nên một mạch điện tử riêng biệt bằng cách hàn vào một bảng mạch in.

Những mạch điện tử này sẽ có chức năng cụ thể và riêng biệt. Đó có thể là một máy thu radio, một bộ khuếch đại… Các linh kiện điện tử có nhiều dạng đóng gói. Chúng có thể được đóng gói riêng biệt hoặc tích hợp vào các gói như mạch tích hợp lai, mạch tích hợp bán dẫn IC…

Linh kiện điện tử là một phần không thể thiếu trong các mạch điện. Trong khi đó mạch điện chính là bộ não để các máy móc, thiết bị hoạt động. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc sản xuất linh kiện điện tử chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Do đó nhập khẩu mặt hàng này là điều cần thiết để phát triển ngành công nghiệp điện tử nước nhà.

Một số loại linh kiện điện tử phổ biến hiện nay

  • Linh kiện điện tử thụ động: Đây là loại linh kiện không thể tự cung cấp năng lượng cho chính nó. Chúng không có khả năng phát năng lượng vào trong các mạch được kết nối. Linh kiện điện tử thụ động cũng không thể dựa vào một nguồn năng lượng nếu không có nguồn kết nối các mạch AC. Vì thế linh kiện điện tử loại thụ động không thể tăng cường độ của một tín hiệu. Thông thường các loại linh kiện điện tử thường có 2 đầu kết nối. Điển hình như tụ điện, cuộn cảm, điện trở,…
  • Linh kiện điện tử chủ động: Linh kiện này dựa vào một nguồn năng lượng, có khả năng đưa điện vào một mạch điện. Điển hình của loại linh kiện điện tử chủ động là Transistor (bóng bán dẫn) và các ống chân không triode;
  • Linh kiện điện cơ: Các linh kiện điện cơ như cầu chì, đầu nối, công tắc, chuyển mạch,….

Một vài linh kiện tử tử phổ biến như: IC, Transistor, IGBT

  • IC là các mạch tích hợp. Đây là con chip nhỏ hoạt động như bộ vi xử lý hay bộ nhớ máy tính. Một IC là một mảnh nhỏ gắn hàng trăm, thậm chí hàng triệu tụ điện, điện trở, bóng bán dẫn.
  • Transistor cũng là linh kiện điện tử phổ biến. Đây là linh kiện bán dẫn chủ động. Chúng là thành phần quan trọng trong cấu trúc mạch của tất cả các thiết bị điện tử. Transistor được ứng dụng nhiều trong các ứng dụng tương tự và số. Các sản phẩm như điện thoại, tivi, các sản phẩm có bộ khuếch đại hình ảnh hay âm thanh đều không thể thiếu Transistor.
  • IGBT được ứng dụng rộng rãi trong điện dân dụng. Phổ biến nhất là dùng để chuyển mạch điện của bếp điện từ. Nhờ có linh kiện này bếp điện từ sẽ hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ hơn.
Thủ tục, thuế nhập khẩu linh kiện điện tử
Thủ tục, thuế nhập khẩu linh kiện điện tử

3. Thuế nhập khẩu linh kiện điện tử

Thuế nhập khẩu được áp dụng với các loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Mục đích thu thuế nhập khẩu là để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu… là những người phải nộp thuế.

Linh kiện điện tử là là các phần tách biệt. Chúng được ghép nối thành mạch điện và các thiết bị điện tử. Những linh kiện điện tử này đa số được nhập khẩu từ nước ngoài do việc sản xuất trong nước vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Chính vì thế một số linh kiện được hưởng chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu. Có thể được áp dụng mức thuế nhập khẩu rất thấp hoặc miễn thuế.

Theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP thì thuế suất nhập khẩu một số linh kiện để sản xuất lắp ráp ô tô sẽ giảm về 0%. Quy định này áp dụng với những linh kiện trong nước không sản xuất được. Vậy thuế nhập khẩu các linh kiện điện tử nói chung sẽ được tính như sau:

Khoản 18, Điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 quy định một số mặt hàng nhập khẩu là các vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất phần mềm, nội dung số hay các sản phẩm công nghệ thông tin được miễn thuế nhập khẩu.

Như vậy có thể thấy thuế suất nhập khẩu của nhiều loại linh kiện điện tử trong lĩnh vực sản xuất ô tô, công nghệ thông tin, lĩnh vực nội dung số, phần mềm,….có mức thuế nhập khẩu ưu đãi chỉ 0%. Thuế VAT là 10%. Các loại linh kiện khác thuế nhập khẩu co thể dao động từ 3% – 25%. Mức thuế nhập khẩu thông thường của một số linh kiện điện tử được quy định bản dưới đây:

Mã hàng                           Mô tả hàng hóa Thuế suất
8535 Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, công tắc, cầu chì, bộ chống sét, bộ khống chế điện áp, bộ triệt xung điện, phích cắm và đầu nối khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp trên 1.000 V.
85351000 Cầu chì 5
85354000 Bộ chống sét, bộ khống chế điện áp và bộ triệt xung điện 5
85359010 Đầu nối đã lắp ráp (bushing assemblies) và bộ chuyển đổi đầu nối điện dùng cho phân phối điện hoặc máy biến áp nguồn 5
85359020 Công tắc đảo chiều (changeover switches) loại dùng khởi động động cơ điện 5
85359090 Loại khác 5
8541 Điốt, tranzito và các thiết bị bán dẫn tương tự; bộ phận bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát quang (LED); tinh thể áp điện đã lắp ráp.
85411000 Đi-ốt, trừ điốt cảm quang hay điốt phát quang (LED) 5
85412100 Có tỷ lệ tiêu tán năng lượng dưới 1 W 5
85412900 Loại khác 5
85413000 Thyristors, diacs và triacs, trừ thiết bị cảm quang 5
854140 Thiết bị bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát quang (LED):
85414010 Điốt phát quang 5
85414021 Tế bào quang điện có lớp chặn, chưa lắp ráp 5
85414022 Tế bào quang điện có lớp chặn được lắp ráp ở các mô-đun hoặc làm thành tấm 5
85415000 Thiết bị bán dẫn khác 5
85416000 tinh thể áp điện đã lắp ráp 5
8542 Mạch điện tử tích hợp.
85423100 Đơn vị xử lý và đơn vị điều khiển, có hoặc không kết hợp với bộ nhớ, bộ chuyển đổi, mạch logic, khuếch đại, đồng hồ thời gian và mạch định giờ, hoặc các mạch khác 5
85423200 Bộ nhớ 5
85423300 Mạch khuếch đại 5
85423900 Loại khác 5

4. Mã HS Code của linh kiện điện tử

Nhìn chung mặt hàng linh kiện điện tử vô cùng phong phú với nhiều loại khác nhau. Do đó việc xác định mã HS cho sản phẩm không hề đơn giản. Để xác định chính xác mã HS của các linh kiện cần phải dựa trên đặc điểm, chức năng của chúng.

Có những linh kiện điện tử được áp mã đích danh nhưng cũng có những linh kiện được áp theo phụ tùng và máy. Người nhập khẩu cần dựa vào lô hàng thực tế để xác định mã HS cho đúng.

Để xác định mã HS cho mặt hàng linh kiện điện tử, bạn có thể tham khảo chương 84, 85 của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020. Đa số thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng này là 0%, thuế VAT là 10%.

Dưới đây là mã HS code của một số mặt hàng linh kiện điện tử:

  • Đối với bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây: Mã HS code là 85171100. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 và thuế xuất khẩu 0;
  • Đối với điện thoại cho mạng di động tế bào và mạng không dây khác: Mã HS code là 85171200. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 và thuế xuất khẩu 0;
  • Đối với thiết bị trạm gốc: Mã HS code là 85176100. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 và thuế xuất khẩu 0;
  • Đối với thiết bị phát thu sóng vô tuyến dùng cho phiên bản dịch trực tiếp tại hội nghị sử dụng nhiều thứ tiếng. Mã HS code là 85176210. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 và thuế xuất khẩu 0;
  • Đối với bộ điều khiển và bộ tích ứng gồm cổng cầu nối, cầu nối lẫn bộ định tuyến: Mã HS code là 85176221. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 và thuế xuất khẩu 0;
  • Đối với thiết bị chuyển mạch điện thoại hoặc điện báo: Mã HS code là 85176230. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 và thuế xuất khẩu 0;
  • Đối với bộ giải biến hoặc điều biến tính cả loại dùng cáp nối và thẻ cắm: Mã HS code là 85176241. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 và thuế xuất khẩu 0;
  • Đối với bộ tập trung hoặc bộ dồn kênh: Mã HS code 85176242. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 và thuế xuất khẩu 0;
  • Đối với thiết bị mạng nội bộ không dây: Mã HS code 85176251. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 và thuế xuất khẩu 0.

5. Hướng dẫn thủ tục hải quan linh kiện điện tử

Như đã nói ở trên, mặt hàng linh kiện điện tử nếu được nhập khẩu mới 100% thì không cần phải có giấy phép nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử cũng khá đơn giản, thực hiện như sau:

5.1. Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

  • Commercial Invoice còn được gọi là hóa đơn thương mại;
  • Bill of Lading còn được gọi là vận đơn đường biển hoặc chứng từ vận tải khác nếu vận chuyển bằng đường hàng không, đường sắt,…
  • Packing List còn được gọi là phiếu đóng gói hàng hóa;
  • Sales Contract còn được gọi là hợp đồng thương mại;
  • C/O- giấy chứng nhận nguồn gốc mặt hàng linh kiện điện tử;
  • Catalogue mặt hàng;
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

5.2. Nơi đăng ký/ban ngành

Với bộ hồ sơ hải quan như trên, doanh nghiệp sẽ đăng ký tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập đến.


6. Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
  • Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu, ngoài hạn ngạch thuế quan và nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 122/2016/NĐ-CP.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề Thuế nhập khẩu linh kiện điện tử theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn thuế xuất nhập khẩu trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top
Mục lục