Gian lận thuế là gì? Mức phạt đối với hành vi gian lận thuế

Gian lận thuế là gì? Mức phạt đối với hành vi này
Hiện nay, từ giao dịch nhỏ đến các giao dịch lớn, người dân đều phải đóng một khoản thuế, phí nhất định. Để đảm bảo cho người dân nắm rõ mức thuế, phí phải đóng là bao nhiêu, Luật Quang Huy đã mở thêm Tổng đài tư vấn luật thuế phí. Nếu bạn cần hỗ trợ về những vấn đề này, liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.

Hành vi gian lận thuế hàng năm của một số doanh nghiệp gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng cho nhà nước. Hành vi này đã gây ra những hậu quả rất lớn cho nền kinh tế của đất nước cũng như tạo khó khăn trong việc quản lý thuế của nhà nước. Vậy gian lận thuế là gì? Hành vi gian lận thuế sẽ bị xử lý như thế nào? Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp thắc cho quý khách.


1. Thuế là gì?

Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định; không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước. Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của công dân đối với Nhà nước; có thể nói thuế là tiền mà mỗi công dân đóng vào đó để cùng nhau xây dựng đất nước. Tùy vào mỗi quốc gia mà các quy định về thuế sẽ khác nhau.

Cụ thể hơn:

  • Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì; vận hành và thực hiện các chức năng; nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội;
  • Thuế bình thường: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
  • Thuế đặc biệt: là thuế nhằm các mục đích đặc biệt; ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, xe ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển; trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương.

Do đó, theo Điều 47 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.


2. Tại sao phải nộp thuế?

Theo quy định của pháp luật, người dân có nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc tại sao cần nộp thuế. Luật Quang Huy sẽ đề cập những lý do phải nộp thuế như sau:

  • Để ổn định ngân sách quốc gia, giúp bộ máy chính quyền hoạt động trơn tru;
  • Các khoản thu từ thuế vào ngân sách là để phục vụ cho chính lợi ích của công dân;
  • Ngoài ra, thuế còn chính là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết thị trường hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực; bảo vệ thị trường trong nước; và đảm bảo cân bằng giữa các nhóm lợi ích trong xã hội bằng cách tăng thuế, giảm thuế; hoặc miễn thuế.
Gian lận thuế là gì? Mức phạt đối với hành vi này
Gian lận thuế là gì? Mức phạt đối với hành vi này

3. Trốn thuế, gian lận thuế là gì?

3.1. Trốn thuế là gì?

Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, pháp nhân khi cố ý không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Các hành vi được xem là hành vi trốn thuế bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:

  • Vi phạm về hồ sơ thuế
  1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế;
  2. Không nộp hồ sơ khai thuế;
  3. Nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
  • Về các hóa đơn bán hàng:
  1. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ;
  2. Ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp khi hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế nhằm mục đích:
  1. Giảm số tiền thuế phải nộp;
  2. Tăng số tiền thuế được miễn, được giảm, được khấu trừ hoặc được hoàn.
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, không khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi hàng hóa đã được thông quan
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
  • Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế

3.2. Gian lận thuế là gì?

Gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật luôn tồn tại song hành với hoạt động thuế của Nhà nước được quy định tại Thông tư 166/2013/TT-BTC bao gồm:

  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm hoặc giảm số thuế phải nộp;
  • Lập hồ sơ hủy hoặc làm giảm số lượng vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
  • Lập hóa đơn về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra sai nhằm làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế;
  • Không ghi chép các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm hoặc giảm số thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế;
  • Sửa chữa, tẩy xoá, hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm hoặc làm giảm số thuế phải nộp;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.

4. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi gian lận thuế

Đối với hành vi gian lận thuế thì mức xử phạt hành chính như sau:

  • Mức 1: Phạt tiền 01 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận;
  • Mức 2: Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn;
  • Mức 3: Phạt tiền 02 lần tính trên số thuế trốn;
  • Mức 4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn;
  • Mức 5. Phạt tiền 03 lần tính trên số tiền thuế trốn.

Lưu ý:

  • Ngoài các mức phạt trên, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ phải nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách Nhà nước;
  • Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu rơi vào 09 trường hợp nêu ở đầu bài viết với mức phạt tù cao nhất đối với cá nhân phạm tội trốn thuế có thể lên đến 7 năm tù. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền cao nhất là 4.500.000.000 đồng đối với cá nhân;
  • Đối với pháp nhân, nếu phạm tội Trốn thuế thì có thể bị phạt tiền cao nhất đến 10.000.000.000 đồng. Ngoài ra, pháp nhân còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu hành vi trốn thuế đó;
  • Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người;
  • Gây sự cố môi trường;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

5. Cơ sở pháp lý

  • Hiến pháp 2013;
  • Bộ luật hình sự 2015;
  • Luật quản lý thuế 2019;
  • Nghị định 125/2020/ NĐ- CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về gian lận thuế là gì.

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn thuế trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top