Thuế lợi tức là gì? Quy định về thuế lợi tức

Thuế lợi tức là gì? Quy định về thuế lợi tức
Hiện nay, từ giao dịch nhỏ đến các giao dịch lớn, người dân đều phải đóng một khoản thuế, phí nhất định. Để đảm bảo cho người dân nắm rõ mức thuế, phí phải đóng là bao nhiêu, Luật Quang Huy đã mở thêm Tổng đài tư vấn luật thuế phí. Nếu bạn cần hỗ trợ về những vấn đề này, liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.

Bạn muốn tìm hiểu về thuế lợi tức là gì? Bạn băn khoăn không biết quy định về thuế lợi tức trước đây như thế nào? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật Quang Huy để được cung cấp thông tin về loại thuế này nhé.


1. Thuế lợi tức là gì?

Lợi tức là khoản lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, có thể là lợi nhuận từ việc một khoản chứng khoán hoặc có thể là khoản tiền lãi thu được từ cho vay hoặc gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Theo đó, thuế lợi tức là một loại thuế trực thu đánh vào lợi tức do các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân hạch toán kinh tế độc lập thuộc thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài và hoạt động sản xuất nông nghiệp thuộc diện nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.


2. Khái niệm luật thuế lợi tức

Luật thuế lợi tức là đạo luật quy định việc thu, nộp thuế lợi tức đối với tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam, được Quốc hội Khóa VIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 30/06/1990, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/1990.


3. Đối tượng nộp thuế lợi tức

Đối tượng nộp thuế lợi tức là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là cơ sở kinh doanh) được quy định tại Điều 1 Luật thuế lợi tức bao gồm những đối tượng sau đây:

  • Các xí nghiệp quốc doanh hạch toán kinh tế độc lập;
  • Các đơn vị sự nghiệp, văn hoá, y tế, giáo dục và sự nghiệp khác hoạt động theo mọi phương thức kinh doanh thuộc tất cả các ngành, các tổ chức kinh tế của Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang;
  • Công tư hợp doanh, tổ chức liên doanh liên kết kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế;
  • Các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác;
  • Cá nhân kinh doanh: xí nghiệp tư doanh, hộ cá thể;
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh khoán cho cá nhân dưới hình thức phải nộp một số tiền cho cơ sở kinh doanh, thì cá nhân nhận khoán phải nộp thuế doanh thu, thuế lợi tức theo quy định đối với cá nhân kinh doanh. Khoản nộp của cá nhân cho cơ sở kinh doanh được coi là khoản lợi tức khác và cơ sở kinh doanh phải cộng thêm vào lợi tức chịu thuế của cơ sở để tính nộp thuế lợi tức.
  • Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định tại Điều 2 Luật thuế lợi tức không thuộc diện chịu thuế lợi tức bao gồm:
  • Các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nộp thuế lợi tức theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp nộp thuế nông nghiệp theo quy định tại Pháp lệnh thuế nông nghiệp.
Thuế lợi tức là gì? Quy định về thuế lợi tức
Thuế lợi tức là gì? Quy định về thuế lợi tức

4. Giảm, miễn thuế lợi tức

Việc giảm, miễn thuế lợi tức đối với các cơ sở kinh doanh được thực hiện căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 353/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Luật thuế lợi tức. Cụ thể như sau:

4.1. Trường hợp được miễn thuế lợi tức

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 353/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, việc miễn thuế lợi tức được quy định như sau:

  • Những người già yếu, tàn tật hoặc người kinh doanh lặt vặt có thu nhập hàng tháng dưới mức lương và phụ cấp tối thiểu của cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước;
  • Các hoạt động vận tải bằng phương tiện thô sơ ở miền núi như xe đạp, xe thồ, xe ba gác, xe súc vật kéo;
  • Các cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm từ miền xuôi lên miền núi thì được miễn thuế lợi tức một năm đầu kể từ tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Năm thứ 2 và thứ 3 tiếp theo nếu kinh doanh còn gặp khó khăn như: thiếu vốn kinh doanh, cần phải đầu tư thêm để ổn định nơi sản xuất kinh doanh,… sẽ được xét miễn thuế lợi tức;
  • Các hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất thuộc kinh tế gia đình phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau đây:
  • Những người làm kinh tế gia đình phải là công nhân viên chức tại chức, xã viên hợp tác xã làm thêm ngoài giờ quy định của cơ quan, xí nghiệp, đơn vị tập thể;
  • Những người làm cùng phải là bố, mẹ, vợ chồng và các con ngoài độ tuổi lao động, nếu là người thân thì phải ngoài độ tuổi lao động và có tên trong hộ khẩu gia đình;
  • Hoạt động sản xuất, dịch vụ sản xuất của người về hưu nếu không thuộc kinh tế cá thể, tư nhân cũng được coi là kinh tế gia đình. Trường hợp có 1 người trở lên trong độ tuổi lao động không phải là công nhân viên chức Nhà nước hay xã viên hợp tác xã, chuyên làm trong hộ kinh tế gia đình đã có 3 năm thì phải chuyển sang đăng ký hộ cá thể kinh doanh.
  • Thẩm quyền xét miễn thuế lợi tức trong các trường hợp nêu trên do cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế quyết định.

4.2. Trường hợp được xét miễn hoặc giảm thuế lợi tức

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 353/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, việc xét giảm hoặc miễn thuế lợi tức được quy định như sau:

4.2.1. Đối với cơ sở kinh doanh có khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 353/HĐBT, cơ sở kinh doanh có khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ được xét giảm hoặc miễn thuế lợi tức như sau:

  • Nếu giá trị thiệt hại từ 20% đến 50% doanh thu chịu thuế trong năm thì cơ quan thuế tỉnh hoặc cấp tương đương xét giảm thuế lợi tức theo tỷ lệ tương ứng;
  • Nếu giá trị thiệt hại trên 50% so với doanh thu chịu thuế trong năm thì do Tổng cục thuế Nhà nước quyết định giảm hoặc miễn thuế.

4.2.2. Đối với tổ chức, cá nhân ở miền núi và một số ngành nhiều nghề cần khuyến khích đầu tư

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 353/HĐBT, việc xét giảm hoặc miễn thuế lợi tức đối với tổ chức, cá nhân ở miền núi và một số ngành nhiều nghề cần khuyến khích đầu tư được quy định như sau:

  • Các tổ chức, cá nhân ở miền núi và một số ngành nhiều nghề cần khuyến khích đầu tư, nếu sau khi đã dùng hết các nguồn vốn tự có của cơ sở kinh doanh (vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ xí nghiệp,…) mà còn phải dùng đến lợi nhuận thu được trong năm để tái đầu tư thì được giảm thuế lợi tức;
  • Tỷ lệ giảm thuế bằng tỷ lệ số tiền đã chi về tái đầu tư bằng nguồn lợi nhuận so với lợi tức chịu thuế trong năm nhưng mức giảm tối đa không quá 50% số thuế lợi tức phải nộp trong năm.

4.2.3. Đối với tổ chức kinh doanh mới thành lập ở miền núi và một số ngành nghề cần khuyến khích đầu tư

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 353/HĐBT, việc xét giảm hoặc miễn thuế lợi tức đối với tổ chức kinh doanh mới thành lập ở miền núi và một số ngành nghề cần khuyến khích đầu tư được quy định như sau:

  • Các tổ chức kinh doanh mới thành lập ở miền núi và một số ngành nghề cần khuyến khích đầu tư, nếu năm đầu kinh doanh bị lỗ thì được chuyển số lỗ kinh doanh sang năm kế tiếp để trừ vào lợi tức chịu thuế trước khi tính thuế lợi tức;
  • Thẩm quyền xét giảm thuế lợi tức theo các khoản 3, 4 Điều 12 Nghị định 353/HĐBT do Bộ tài chính (Tổng cục thuế) quyết định.

4.2.4. Đối với xí nghiệp quốc doanh

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 353/HĐBT, việc xét giảm hoặc miễn thuế lợi tức đối với xí nghiệp quốc doanh được quy định như sau:

  • Đối với xí nghiệp quốc doanh, trước mắt nếu phần lợi nhuận để lại cho xí nghiệp sau khi tính thuế lợi tức mà không đảm bảo mức tối thiểu để trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy định của Nhà nước thì được xét giảm thuế lợi tức;
  • Việc xét giảm thuế lợi tức đối với các xí nghiệp quốc doanh được quy định tại Điều 25 Luật thuế lợi tức do Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định theo đơn đề nghị của cơ sở kinh doanh, có sự kiểm tra xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế và có đề nghị của cơ quan chủ quản cấp trên của cơ sở.

5. Nguyên tắc tính các khoản chi phí hợp lệ, hợp lý để trừ thuế lợi tức

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật thuế lợi tức, các khoản chi phí hợp lệ, hợp lý được trừ để tính lợi tức chịu thuế quy định theo các nguyên tắc sau đây:

  • Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh phải trích khấu hao và chi phí kinh doanh. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế tài sản cố định trong điều kiện sản xuất bình thường, được áp dụng thống nhất theo chế độ quy định của Nhà nước;
  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh liên quan đến lợi tức chịu thuế phát sinh, được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho của cơ sở;
  • Tiền lương, tiền công, các khoản mang tính chất tiền lương phải trả được căn cứ vào tính chất ngành nghề, định mức tiền lương, tiền công trong đơn vị sản phẩm theo năng suất lao động xã hội, hiệu quả kinh tế và tương quan hợp lý giữa các ngành nghề thuộc mọi thành phần kinh tế. Đối với hộ tư nhân kinh doanh, tiền công, tiền lương trả cho chủ hộ kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật thuế lợi tức không tính là chi phí được trừ để xác định lợi tức chịu thuế;
  • Các khoản chi phí khác được công nhận hợp lệ, hợp lý bao gồm:Chi phí quản lý; Các khoản chi về mua hoặc chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ và các dịch vụ kỹ thuật; Các khoản chi liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; Các khoản tiền nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tài sản cơ sở; Các chi phí hợp lệ, hợp lý khác;
  • Các khoản thuế, lệ phí đã nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh, trừ thuế lợi tức;
  • Không được trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản tiền phạt và các khoản chi không đúng chế độ quy định của Nhà nước.

6. Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế lợi tức năm 1990;
  • Nghị định 353/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 02/10/1990 quy định chi tiết thi hành Luật thuế lợi tức;
  • Nghị định số 29/CP của Chính phủ ban hành ngày 12/05/1995 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước;
  •  Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 sửa đổi, bổ sung năm 1992.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: thuế lợi tức là gì.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn về Thuế trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top
Mục lục