Hướng dẫn cách hạch toán nộp thuế môn bài

3 điều cần biết về hạch toán thuế môn bài

Hạch toán thuế môn bài là công việc mà kế toán nào cũng phải thực hiện hàng năm. Tuy nhiên nếu bạn không nắm được các bước hạch toán thì rất dễ sai sót. Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc cách hạch toán thuế môn bài trong từng trường hợp cụ thể.


1. Hạch toán thuế môn bài là gì?

Để hiểu hạch toán thuế môn bài là gì, trước tiên chúng ta phải định nghĩa thuế môn bài là gì.

Thuế môn bài là một loại thuế trực thu mà tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải nộp định kỳ hàng năm dựa trên vốn điều lệ/vốn đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu theo năm (đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh).

Theo đó, hạch toán chi phí thuế môn bài là việc ghi bút toán chi phí này vào các sổ sách kế toán.


2. Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài?

Theo quy định, để hạch toán thuế môn bài trên Misa, tùy vào từng trường hợp các bạn thực hiện theo trình tự sau đây:

2.1. Khi nộp tờ khai thuế môn bài?

Trên thanh công cụ, bạn bấm vào ô Nghiệp vụ, sau đó chọn mục Tổng hợp, chọn chứng từ nghiệp vụ khác.

Sau đó màn hình sẽ hiện ra bảng Chứng từ nghiệp vụ, trên bảng đó bạn nhập “Tính thuế môn bài” ngày, tháng hạch toán, sau đó bạn tiến hành hạch toán như sau:

Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200:

  • Nợ 6425: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp.

Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133:

  • Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp.

Sau khi hạch toán xong thì bấm chọn vào “Cất”.

Lưu ý: Theo quy định của pháp luật, từ 01/01/2017, “môn bài” là một khoản lệ phí. Do đó, khi hạch toán lệ phí môn bài (hay thường được gọi trong giao tiếp là thuế môn bài), kế toán cần sử dụng tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

2.2. Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước?

Trên thanh công cụ, bạn bấm vào ô Nghiệp vụ, sau đó chọn mục Ngân hàng, chọn Nộp thuế. Sau đó màn hình sẽ hiện ra bảng Nộp thuế, trên bảng đó bạn tiến hành hạch toán khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước như sau:

Nợ 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp

Có 111 hoặc 112: Số tiền thực nộp vào ngân sách nhà nước.

Sau khi hạch toán xong thì bấm chọn vào “Cất”.

Lưu ý: Cách hạch toán này áp dụng cho cả doanh nghiệp theo chế độ kế toán trong Thông tư 133 và Thông tư 200.

2.3. Hạch toán phạt chậm nộp thuế môn bài?

Nếu chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài hoặc chậm nộp lệ phí môn bài, doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản phạt chậm nộp. Khi nhận được quyết định xử phạt của cơ quan thuế, căn cứ vào đó bạn tiến hành hạch toán số tiền này trên misa như sau:

Bút toán tính tiền phạt chậm, ghi:

  • Nợ 811: Chi phí khác
  • Có 3339: Số tiền phạt chậm nộp.

Bút toán nộp tiền phạt chậm, ghi:

  • Nợ 3339: Số tiền phạt chậm nộp
  • Có 111/112: Số tiền phạt đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, khoản phạt chậm nộp này sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

3 điều cần biết về hạch toán thuế môn bài
3 điều cần biết về hạch toán thuế môn bài

3. Hạch toán thuế môn bài trong một số trường hợp cụ thể?

Doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đã, đang hoạt động phải hạch toán nộp thuế môn bài theo cách khác nhau. Cụ thể hạch toán như sau:

3.1. Đối với doanh nghiệp mới thành lập

Bút toán tính lệ phí môn bài phải nộp đối với doanh nghiệp mới thành lập như sau:

Lúc làm tờ khai lệ phí môn bài 1 lần khi thành lập, ghi:

  • Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (sử dụng TK 6422 nếu theo TT 133). Chi phí này được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.
  • Có 3338 hoặc 3339: Lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp .

Bút toán đi nộp tiền lệ phí môn bài được căn cứ vào giấy nộp tiền hạch toán:

  • Nợ 3338 hoặc 3339: Lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp
  • Có 112 hoặc 111: Số tiền thực mà doanh nghiệp nộp cho ngân sách nhà nước.

Lưu ý: Cần lưu ý về thời điểm hạch toán như sau:

  • Nếu được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên (năm thành lập) thì sẽ phải nộp tiền lệ phí môn bài từ năm sau nên sẽ hạch toán vào năm phải nộp lệ phí môn bài;
  • Vào năm được miễn, chúng ta không hạch toán bút toán tính thuế.

3.2. Doanh nghiệp đã và đang hoạt động

Đối với doanh nghiệp đã và đang hoạt động: Do không cần làm tờ khai lệ phí môn bài (trừ trường hợp có thay đổi vốn) nên phải tự xác định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (hạn nộp chậm nhất là vào ngày 30 tháng 01 hàng năm).

Vào đầu năm tài chính, hạch toán lệ phí môn bài như sau:

  • Nợ 642: Chi phí quản lý của công ty. Nó được trừ khi công ty tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Nợ 3338 hoặc 3339: Lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp.

Khi tiến hành nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì hạch toán:

  • Nợ 3338 hoặc 3339: Lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp
  • Có 112 hoặc 111: Số tiền thực mà doanh nghiệp nộp cho ngân sách nhà nước

4. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế vừa có hiệu lực từ ngày 05/12/2020;
  • Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn;
  • Thông tư 166/2013/TT-BTC Thông tư 166/2013/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: hạch toán thuế môn bài.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn Thuế môn bài trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6706

phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top