Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật
Thấu hiểu vướng mắc về thủ tục thừa kế, lập di chúc và việc phân chia tài sản, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật thừa kế. Để được tư vấn miễn phí 24/7 về vấn đề này, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 1900.6784.

Trong chế định thừa kế, pháp luật quy định bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Theo đó, thừa kế theo di chúc được áp dụng trong trường hợp người để lại di sản có di chúc hợp pháp thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình sau khi chết.

Còn thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ hướng bạn các về thừa kế theo pháp luật theo quy định của pháp luật mới nhất.

1. Thừa kế theo pháp luật là gì?

Khái niệm thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.


2. Khi nào thì chia thừa kế theo pháp luật?

Theo khoản Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, các trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau

  • Không có di chúc.
  • Di chúc không hợp pháp.
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản bao gồm:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

Khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, Bộ luật Dân sự 2015 đã chia những người thừa kế thành các hàng thừa kế:

  • Hàng thừa kế thứ 1 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ 2 gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ 3 gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, có thể thấy những người thừa kế theo pháp luật sẽ được dựa trên mối quan hệ huyết thống hoặc mối quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc.

Thứ tự thừa kế được quy định tại Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những người thuộc cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng những phần di sản bằng nhau.

Ngoài ra, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, khi phân chia di sản thừa kế thứ tự thừa kế theo pháp luật được quy định là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được ưu tiên hưởng di sản đầu tiên.

Hàng thừa kế thứ hai chỉ được nhận di sản thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai được hưởng di sản do bị chết, bị truất quyền thừa kế hoặc không được quyền hưởng di sản thừa kế.

Tương tự như vậy, những người ở hàng thừa kế thứ ba chỉ được hưởng di sản thừa kế khi người ở hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai không còn ai được phân chia di sản thừa kế do bị chết, bị truất quyền thừa kế hoặc không được quyền hưởng di sản thừa kế.

Họ được quyền thỏa thuận về việc phân chia di sản, được quyền từ chối nhận di sản trong trường hợp không muốn nhận di sản. Trừ trường hợp từ chối nhận di sản để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

Những người thuộc hàng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp này, pháp luật khuyến khích người thừa kế thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của người chết để lại kể cả trường hợp không còn di sản để lại.

Đây cũng là nghĩa vụ mang tính đạo lý của con đối với cha mẹ

Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo sự thỏa thuận của những người thừa kế.

Trong trường hợp di sản đã được chia thì những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di sản nhận được.

Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan tổ chức hưởng di sản thừa kế thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.


4. Quy định về thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng thời điểm với những người này.

Để áp dụng thừa kế thế vị thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
  • Con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị).

Như vậy, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).

  • Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
  • Khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết.

Nếu như cha, mẹ của người thế vị không có quyền hưởng di sản thì người thế vị cũng không được hưởng di sản thừa kế theo thừa kế thế vị.


5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Đất đai năm 2013.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề thừa kế theo pháp luật theo quy định của pháp luật.

Nếu còn bất kỳ vấn đề gì chưa rõ hoặc thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Luật sư Tạ Hồng Chúc
Luật sư Tạ Hồng Chúc
Trưởng Văn phòng Luật sư Phú Thọ, Đoàn Luật sư Tỉnh Phú Thọ
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top