Có thể thay đổi họ tên và dân tộc của con nuôi không?

Thay đổi họ tên và dân tộc của con nuôi
Những vấn đề pháp lý thường ngày như đăng ký khai sinh, đăng ký cư trú,... tưởng chừng đơn giản nhưng khi người dân thực hiện lại có nhiều vướng mắc. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã triển khai đường dây nóng tư vấn luật hộ tịch. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí.

     Xin chào luật sư! Tôi có một vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn như sau: Tôi đã kết hôn được 4 năm. Tuy nhiên hai vợ chồng tôi chưa có con chung. Tôi đã thống nhất với vợ tôi sẽ nhận nuôi con nuôi. Tôi có biết một cháu nhỏ 4 tuổi dân tộc Tày. Do hoàn cảnh gia đình bố mẹ cháu khó khăn lại đông con nên đã đồng ý cho vợ chồng tôi nhận nuôi cháu. Tôi muốn hỏi có thể thay đổi họ tên và dân tộc của con nuôi theo tôi được không?


      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Quang Huy. Căn cứ theo quy định của pháp luật, chúng tôi xin tư vấn vấn đề thay đổi họ tên và dân tộc của con nuôi như sau:


Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự Số: 91/2015/QH13
  • Luật Hôn nhân và Gia đình Số: 52/2014/QH13
  • Luật Nuôi con nuôi Số: 52/2010/QH12
  • Luật Hộ tịch Số 60/2014/QH13
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

Có thể thay đổi họ tên của con nuôi không?

Quyền thay đổi họ tên của con nuôi

      Khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau:

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

      Khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi

       Khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi tên thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt

       Khoản 2 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi như sau:

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

     Như vậy trong trường hợp của bạn, vì bạn là cha nuôi của cháu nên có thể yêu cầu cơ quan nhà nước thay đổi họ tên của con nuôi.

Hồ sơ thay đổi họ tên con nuôi

      Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

      Theo đó, việc thay đổi họ cho con dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cả cha, mẹ và được thể hiện rõ trong tờ khai.

  • Bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi
  • Văn bản đồng ý của cha mẹ đẻ của cháu
  • Bản chính Giấy khai sinh của cháu.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

      Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ, bạn đem hồ sơ thay đổi họ tên của con nuôi đến nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho con nuôi để được cấp lại giấy khai sinh cho cháu.

Thay đổi họ tên và dân tộc của con nuôi

Có thể thay đổi dân tộc của con nuôi không?

       Khoản 2 Điều 29 Bộ luật dân sự 2015  quy định về quyền xác định, xác định lại dân tộc:

Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc

2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

      Như vậy, căn cứ theo quy định này thì vợ chồng bạn, không được thay đổi dân tộc của cháu vì dân tộc của cháu đã được xác định theo cha mẹ đẻ.


      Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về thắc mắc của bạn. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc bạn có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn hôn nhân và gia đình qua HOTLINE19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.


 

5/5 - (2 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Tạ Hồng Chúc
Luật sư Tạ Hồng Chúc
Trưởng Văn phòng Luật sư Phú Thọ, Đoàn Luật sư Tỉnh Phú Thọ
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top
Mục lục