Tội trốn thuế có bị đi tù không?

Tội trốn thuế có bị đi tù không?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Thuế là khoản thu mà nhà nước buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách nhà nước tuân theo các quy định của pháp luật.

Hiện nay, mọi người đều tìm cách lách luật để mình không phải đóng các khoản thuế này.

Vậy tội trốn có bị đi tù không?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn những quy định về tội trốn thuế có thể phải chịu hình phạt gì để bạn có thể tham khảo.


1. Trốn thuế có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự?

Dựa theo các quy định về xử phạt hành chính cũng như Bộ luật Hình sự hiện hành, việc trốn thuế bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự sẽ phụ thuộc vào việc bạn đã thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế lần thứ mấy, số tiền thực hiện hành vi là bao nhiêu.

Cụ thể, Luật Quang Huy sẽ giải thích tại các nội dung bên dưới.


2. Xử lý hành chính đối với hành vi trốn thuế

Theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, nếu bạn có hành vi trốn thuế, bạn sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế trốn. Cụ thể:

Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Một là, không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
  • Hai là, không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế..
  • Ba là, không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
  • Bốn là, sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
  • Năm là, sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
  • Sáu là, sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.
  • Bảy là, người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế.

Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trên mà có một tình tiết tăng nặng.

Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trên có hai tình tiết tăng nặng.

Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu trên có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Đối tượng vi phạm các hành vi trên sẽ bị buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định. Ngoài ra, người nộp thuế còn bị buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Các hành vi vi phạm thứ hai, năm, sáu nêu trên bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Xử lý hành chính đối với hành vi trốn thuế
Xử lý hành chính đối với hành vi trốn thuế

3. Hình phạt đối với người phạm tội trốn thuế

3.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, Điều 200 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội trốn thuế có thể phải chịu các hình phạt cụ thể:

3.1.1 Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

Nếu bạn thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  •  Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  •  Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật Hình sự;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật Hình sự;
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật Hình sự;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

3.1.2 Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

Nếu bạn phạm tội trốn thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3.1.3 Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Nếu bạn phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Tội trốn thuế có bị đi tù không?
Tội trốn thuế có bị đi tù không?

Việc xác định hình phạt cụ thể khi phạm tội đối với người không nắm vững kiến thức pháp luật, không có kinh nghiệm xét xử không đơn giản.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên, Toà án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và nhân thân người phạm tội.

Do đó, để xác định đúng nhất hình phạt áp dụng, bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại công ty của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Thậm chí, có những Luật sư từng có thời gian là Thẩm phán, là người ra quyết định hình phạt cho những vụ án trên thực tế.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

3.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài những hình phạt chính, nếu bạn phạm tội trốn thuế có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây:

Có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


4. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 200 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội trốn thuế đối với pháp nhân phạm tội có thể phải chịu các hình phạt cụ thể:

4.1 Hình phạt chính

4.1.1 Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

Hình phạt này áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

4.1.2 Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng

Hình phạt này áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế có thể là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế có thể là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

4.1.3 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Hình phạt này áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên

4.1.4 Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế mà gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Việc xác định hình phạt cụ thể khi phạm tội đối với người không nắm vững kiến thức pháp luật, không có kinh nghiệm xét xử hình sự là việc không hề đơn giản.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên, Toà án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 84, Điều 85 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Do đó, để xác định đúng nhất hình phạt áp dụng, bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại công ty của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Thậm chí, có những Luật sư từng có thời gian là Thẩm phán, là người ra quyết định hình phạt cho những vụ án trên thực tế.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

4.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài những hình phạt chính, nếu pháp nhân phạm tội trốn thuế có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây:

Có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.


5. Cấu thành tội phạm của tội trốn thuế

5.1 Chủ thể tội trốn thuế

Chủ thể của tội trốn thuế là:

Những đối tượng phải đóng thuế gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế. Do đó chủ thể của tội trốn thuế thông thường là các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh, buôn bán nhằm mục đích sinh lời, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, là những người có trách nhiệm, quyền hạn trong doanh nghiệp.

Những người ở các cơ quan liên quan như Hải quan, cơ quan giám định tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế cũng có thể là chủ thể của tội này.

5.2 Khách thể tội trốn thuế

Hành vi trốn thuế xâm phạm đến chế độ quản lý thuế của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể là hoạt động thu ngân sách nhà nước dẫn đến thất thu ngân sách, gây thiệt hại tiền thuế cho nhà nước.

Đối tượng tác động của tội phạm này là số tiền thuế mà lẽ ra người hoặc pháp nhân phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật.

5.3 Mặt chủ quan tội trốn thuế

Người hoặc pháp nhân phạm tội thực hiện hành vi trốn thuế là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi trốn thuế của mình là làm thiệt hại cho Nhà nước mà vẫn trốn thuế.

Mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, người phạm tội trốn thuế bao giờ cũng vì động cơ tư lợi, tâm lý của người kinh doanh là càng trốn được nhiều thuế thì càng có lợi.

5.4 Mặt khách quan tội trốn thuế

Người hoặc pháp nhân phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là trốn việc nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hành vi trốn nộp thuế có thể được biểu hiện khác nhau như: Khai bớt doanh thu, khai man hàng hóa, gian lận trong việc hạch toán hoặc có những thủ đoạn gian dối khác để không phải nộp số tiền thuế mà theo pháp luật phải nộp.

Hậu quả của hành vi trốn thuế là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Hậu quả trực tiếp của hành vi trốn thuế là gây thiệt hại cho nhà nước, làm cho Nhà nước không thu được một khoản ngân sách mà lẽ ra phải thu được.

Đối với tội trốn thuế, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Điều này cũng dễ hiểu, bởi hành vi trốn thuế chỉ gây thiệt hại đến ngân sách nhà nước còn các thiệt hại khác trên thực tế khó có thể xảy ra.

Nếu không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm tội trốn thuế như nêu ở trên, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về cấu thành tội phạm tội trốn thuế, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật Quang Huy qua Tổng đài 19006588.


6. Phân biệt trốn thuế và tránh thuế

6.1 Khái niệm

Trốn thuế: là một hoạt động bất hợp pháp trong đó cá nhân hoặc tổ chức cố tình tránh phải trả một nghĩa vụ thuế thực sự. Những người bị bắt vì tội trốn thuế thường phải chịu các cáo buộc hình sự và hình phạt đáng kể.

Tránh thuế: là việc sử dụng các phương pháp hợp pháp để sửa đổi tình hình tài chính của một cá nhân để giảm số tiền thuế thu nhập phải nộp. Việc sửa đổi này thường được thực hiện dưới dạng yêu cầu được ghi nhận các khoản khấu trừ thuế và nợ hợp pháp. Hành động này khác với việc trốn thuế bằng cách sử dụng các phương pháp bất hợp pháp, như ghi giảm thu nhập.

6.2 Đặc điểm

Trốn thuế: Giấu thông tin mà lẽ ra phải cung cấp cho cơ quan nhà nước, tạo ra thông tin không có thật.

Tránh thuế: Chủ động nghiên cứu, phân tích tận dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về quy định thuế.

6.3 Phương thức

Trốn thuế:

  • Các hành vi gian lận thuế nội địa: Bỏ ngoài sổ sách kế toán; tạo giao dịch bán hàng giả mạo; tạo giao dịch mua hàng giả mạo; ghi giá bán thấp hơn giá thực tế; hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định.
  • Các hành vi gian lận thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Buôn lậu; khai sai chủng loại hàng hóa; khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu; gian lận giá tính thuế; giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế.

Tránh thuế:

  • Trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp: Chọn đăng ký phương thức khấu hao thích hợp tùy theo dự kiến doanh nghiệp sẽ có lãi hay bị lỗ; đăng ký chuyển lỗ trong vòng 5 năm vào những năm tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi lớn để dùng số lỗ đó giảm thu nhập chịu thuế.
  • Trong lĩnh vực thuế nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ những nước có ký các hiệp định về ưu đãi thuế quan với Việt Nam về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước (ASEAN) để được hưởng mức thuế suất thấp.
  • Trong lĩnh vực thuế nhà thầu: Chọn giữa việc đăng ký thực hiện chế độ kế toán Việt Nam hay không; ký hợp đồng dịch vụ với những công ty là đối tượng cư trú ở những nước có ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Theo đó, công ty dịch vụ, trong một số trường hợp, có thể được hưởng thuế suất thấp hơn và lẽ đương nhiên sẽ giảm giá mua bán hàng hóa/dịch vụ với doanh nghiệp.
  • Trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân, cũng có một số cách có thể tránh thuế hợp pháp: Chọn đối tượng nộp thuế là vợ hoặc chồng tùy theo thu nhập cao thấp của từng người trong việc kê khai giảm trừ gia cảnh đối với số người phụ thuộc trong gia đình nhằm mục đích giảm số thuế phải trả.
Phân biệt trốn thuế và tránh thuế
Phân biệt trốn thuế và tránh thuế

6.4 Xử lý

Trốn thuế:

  • Phạt cảnh cáo
  • Phạt vi phạm hành chính theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
  • Phạt vi phạm hình sự: tội trốn thuế theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2013.

Tránh thuế:

  • Không thể xử lý vì không có hành vi trái pháp luật.

7. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung về hình phạt của tội trốn thuế.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Với vai trò là một công ty có kinh nghiệm là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước Luật Quang Huy luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top
Mục lục