Tội phạm học là gì? Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học

Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Tội phạm học là gì? Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học bao gồm những nội dung nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây của Luật Quang Huy.


1. Tội phạm học là gì?

Thuật ngữ “tội phạm học” bắt nguồn từ tiếng La tinh: “Crimen” có nghĩa là tội phạm và tiếng Hy Lạp: “Logos” có nghĩa là học thuyết, lý luận, kết hợp hai từ đó lại có nghĩa là học thuyết về tội phạm hay tội phạm học.

Từ khi có tội phạm, vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm bắt đầu được đặt ra. Mặc dù đấu tranh phòng chống tội phạm là cần thiết, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Đó là nhà nước, xã hội đối phó với tội phạm một cách thụ động. Bởi vì các biện pháp đấu tranh với tội phạm chủ yếu chỉ được áp dụng sau khi các tội phạm đã được thực hiện. Do đó, các phương diện khác của công tác đấu tranh, với tội phạm mang tính chủ động và hiệu quả hơn cần được tiến hành.

Phương diện này thể hiện ở việc tìm tòi phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của lĩnh hình tội phạm nói chung và của hành vi phạm tội nói riêng, nhằm thực hiện các biện pháp xã hội khác nhau làm và hiệu hóa hoặc thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện gây ra, nhằm ngăn ngừa tội phạm. Phương diện xã hội rộng lớn của cuộc đấu tranh với tội phạm nói trên chính là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học.

Từ những lí do trên, có thể đưa ra định nghĩa về tội phạm học như sau: Tội phạm học là ngành cứu tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, nhân thân người phạm và phương hướng cũng như các biện pháp phòng ngừa tình hình trong xã hội.


2. Đối tượng nghiên cứu tội phạm học là gì?

Với tư cách là ngành khoa học xã hội pháp lý, tội phạm học có đối tượng nghiên cứu riêng, có phương pháp nghiên cứu tội phạm học khác với các ngành khoa học pháp lý khác. Cụ thể, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học bao gồm những nội dung cơ bản sau:

2.1. Tình hình tội phạm

Đối tượng nghiên cứu trước tiên của tội phạm học chính là tình hình tội phạm – hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực. Tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng này, làm rõ các đặc điểm về số lượng và chất lượng, tính chất của tình hình tội phạm nói chung.

Các đặc điểm đặc trưng của tình hình tội phạm trong từng địa phương, trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội chẳng hạn như: các tính chất, đặc trưng của tội phạm ở các tầng lớp xã hội khác nhau, ở môi trường thành phố và nông thôn,…

Ngoài ra, tội phạm học còn nghiên cứu tình hình các nhóm, dạng tội cụ thể. Ví dụ như tình hình các tội phạm về ma túy tình hình tội phạm của người chưa thành niên; tình hình tái phạm,…

Tất cả những kiến thức trên về tình hình tội phạm cho thấy sự phụ thuộc của tội phạm vào các hiện tượng quá trình xã hội khác. Sự phụ thuộc này mang tính chất kinh tế, chính trị, tư tưởng xã hội, văn hóa và các nhân tố khác như sự thay đổi dân số, quá trình di dân, di cư…

Trên cơ sở đó, tội phạm học đưa ra dự đoán về tình hình tội phạm trong thời gian tới và đề ra các biện pháp tác động chính xác, hợp lý đảm bảo hoạt động phòng chống tội phạm có hiệu quả cao.

2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm

Đối tượng nghiên cứu tiếp theo của tội phạm học là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Quá trình nghiên cứu tội phạm luôn gắn liền với quá trình tìm tòi phát hiện ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, tồn tại trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, có tác động qua lại với các hiện tượng quá trình xã hội khác mang tính chất tiêu cực và cả những hiện tượng xã hội tích cực. Tình hình tội phạm còn chịu sự chi phối, quyết định của các hiện tượng, quá trình xã hội.

Vì vậy, để phòng ngừa tội phạm, tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ những hiện tượng, quá trình xã hội làm nảy sinh và quy định tội phạm như là hậu quả của các hiện tượng, quá trình đó. Nếu không xác định được nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thì không thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm.

Trong tội phạm học, nguyên nhân của tình hình phạm tội được hiểu là tổng hợp các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, tâm lý xã hội, tổ chức tiêu cực trong tác động qua lại và thâm nhập lẫn nhau, làm phát sinh, quyết định tình hình tội phạm.

Các hiện tượng xã hội này là phổ biến và có sự lặp đi, lặp lại nhiều lần trong các mối quan hệ xã hội luôn luôn thay đổi. Còn điều kiện của tình hình tội phạm là những thiếu sót cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa,… tự nó không làm phát sinh ra tội phạm mà chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình phát sinh tình hình tội phạm.

Những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tư tưởng, chính trị, văn hóa, giáo dục… dẫn đến sự hình thành các quan điểm cá nhân mang tính chống đối xã hội và từ quan điểm cá nhân này sẽ dẫn đến hành vi phạm tội.

Tội phạm học còn tìm ra các điều kiện, các hiện tượng có vai trò ngăn ngừa sự ảnh hưởng của các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm và khám phá ra cơ chế tác động qua lại giữa nguyên nhân và điều kiện với nhau dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

Giữa tội phạm và các hành vi tiêu cực khác không phải là tội phạm có mối quan hệ qua lại khắng khít với nhau. Vì vậy, tội phạm học cần phải nghiên cứu các hiện tượng chống đối xã hội có ảnh hưởng đến tội phạm và đưa ra các biện pháp; phòng ngừa chúng. Ví dụ: Tình hình sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, mua bán dâm,…

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở ba mức độ khác nhau:

  • Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung (của mọi tội phạm);
  • Nguyên nhân và điều kiện của tình hình nhóm tội phạm;
  • Nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm cụ thể.
Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học

2.3. Nhân thân người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là một trong những đối tượng nghiên cứu của tội phạm học, bởi vì những lý do sau:

  • Thứ nhất, tình hình tội phạm không chỉ thể hiện ở các hành vi phạm tội mà còn thể hiện ở những người, phạm tội nữa, do đó qua việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội chúng ta có thể đánh giá một phần tình hình tội phạm.
  • Thứ hai, nhân thân người phạm tội là cầu nối giữa môi trường xã hội với tội phạm. Nhân thân người phạm tội là tấm gương phản chiếu tất cả các hiện tượng, quá trình xã hội mà người phạm tội thu nhận được. Những nguyên nhân và điều kiện phạm tội được thể hiện trong nhân thân người phạm tội. Do đó, nếu không có sự phân tích các dấu hiệu xã hội, tính chất, đặc điểm về tâm lý, đạo đức, mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội, và đặc điểm sinh học của con người phạm tội thì không thể hiểu đầy đủ nguyên nhân và điều kiện của hành vi phạm tội cụ thể và nguyên nhân, điều kiện của sự tồn tại tội phạm nói chung.
  • Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội làm sáng tỏ bản chất, các đặc điểm đặc trưng của nhân, thân người phạm tội, tính chất của khuynh hướng chống đối xã hội, mức độ kiên định của quan điểm, quan niệm chống đối xã hội. Đưa ra phương pháp phân loại người phạm tội là cơ sở áp dụng các biện pháp tác động xã hội và lẽ ra các biện pháp giáo dục cải tạo người phạm tội, phòng ngừa tội phạm, ngăn ngừa tái phạm.

2.4. Phòng ngừa tình hình tội phạm

Ba đối tượng nghiên cứu trên là những chỉ dẫn khoa học giúp cho tội phạm, học có thể đưa ra hệ thống các, biện pháp mang tính nhà nước và xã hội để phòng ngừa tội phạm có hiệu quả. Qua đó tội phạm học cũng nghiên cứu xây dựng hệ thống các chủ thể thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các nguyên tắc về tổ chức công tác phòng ngừa, kế hoạch hoạt động phòng ngừa.

Công tác phòng ngừa tình hình tội phạm cần phải phân loại rõ ràng để xác định được nhiệm vụ và mức độ của từng nhiệm vụ đó. Có thể phân loại theo cơ sở phạm vi, theo chủ thể theo nội dung, theo thời điểm thực hiện các biện pháp phòng ngừa; hoặc theo mức độ thì có thể chia làm ba mức độ phòng ngừa tội phạm sau:

  • Mức độ toàn xã hội (phòng ngừa xã hội chung);
  • Mức độ nhóm (phòng ngừa chuyển ngành tội phạm học);
  • Mức độ cá nhân (phòng ngừa cá biệt).

2.5. Các đối tượng nghiên cứu khác của tội phạm học

Ngoài bốn thành phần cơ bản nêu trên, trong đối tượng nghiên cứu của tội phạm học còn những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của tội phạm học như:

  • Các phương pháp nghiên cứu tình hình tội phạm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; nhân thân người phạm tội biện pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa. Các phương pháp nghiên cứu được đưa ra dựa trên cơ sở nền tảng của phép biện chứng duy vật phù hợp với tính chất nội dung của đối tượng nghiên cứu;
  • Nghiên cứu lý luận và thực tiễn đấu tranh với tội phạm ở các nước khác trên thế giới để sử dụng các kinh nghiệm quý báu của họ đồng thời phê phán các quan điểm phản khoa học của một số học giả tư sản và ngăn chặn ảnh hưởng của các quan điểm phần khoa học này;
  • Sự ra đời và phát triển của tội phạm học trong lịch sử;
  • Nạn nhân học;
  • Nghiên cứu vấn đề hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh với tình hình tội phạm.

3. Đặc điểm của tội phạm học

Từ định nghĩa tội phạm học là gì, có thể khái quát các đặc điểm cơ bản của tội phạm học như sau:

  • Thứ nhất là đặc điểm về đối tượng nghiên cứu độc lập của tội phạm học, bao gồm tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực.
  • Thứ hai là đặc điểm về khoa học liên ngành của tội phạm học.
  • Thứ ba là đặc điểm về khoa học thực nghiệm hay cũng có thể gọi là đặc điểm về phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của tội phạm học.
  • Thứ tư, là đặc điểm về mục đích phòng ngừa tội phạm của tội phạm học. Đây là những đặc điểm để phân biệt tội phạm học với các ngành khoa học khác, đặc biệt là các khoa học có liên quan đến tội phạm.

4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề tội phạm học. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Lê Thị Oanh
Luật sư Lê Thị Oanh
Nguyên thẩm phán TAND tỉnh Tuyên Quang, Nguyên Chánh án TAND Thành phố Tuyên Quang, Luật sư Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top